Thứ Sáu, 08/06/2012 06:45

Cứu DN: Đừng để "lờn" thuốc

Chuyện "cấp cứu" doanh nghiệp (DN) với thuốc đủ liều để đạt hiệu quả đã được nói rất nhiều nhưng hôm qua, vấn đề này lại nóng trên nghị trường Quốc hội. Nhìn lại suốt thời gian qua mới thấy, rất nhiều việc dù "rõ như ban ngày" nhưng không biết vô tình hay cố ý, cách xử lý của ta vẫn luôn rơi vào tình trạng "chậm một bước".

Trước khi có gói hỗ trợ thuế 29.000 tỉ đồng, rất nhiều kiến nghị đã đề xuất các giải pháp cứu DN nhưng chúng ta vẫn rất lạc quan. Chỉ đến khi dấu hiệu đình đốn sản xuất quá rõ ràng, sức khỏe DN quá yếu, nhà nước mới đưa ra giải pháp. Tuy nhiên vừa trễ, lại không đủ liều nên kết quả là tình trạng phá sản, ngưng hoạt động vẫn lan rộng.

Đó là lý do nhiều đại biểu Quốc hội đã lên tiếng đòi "tăng liều" hỗ trợ DN trong phiên thảo luận hôm qua. Cũng trong ngày hôm qua, giá xăng đã giảm 800 đồng/lít. Việc giảm giá xăng là đương nhiên bởi giá thế giới đã giảm khá mạnh và duy trì khá lâu; DN đã có lãi, ngân sách có thu và hoa hồng đại lý cũng đã được nâng lên. Điều kiện thuận lợi là vậy nhưng tại sao vẫn để "điều nọ, tiếng kia", vẫn để dư luận phải lên tiếng, phải bức xúc... rồi mới chịu giảm. Hay trong điều hành lãi suất, chính sách luôn "ứng xử" theo kiểu "nước tới chân mới nhảy".

Khi DN than trời vì lãi suất quá cao, lãi suất "ăn" hết lợi nhuận... các cơ quan chức năng vẫn từ từ, bình tĩnh. Để rồi  "nhảy" liên tục vài cái, lãi suất giảm liên tục 3 lần trong một thời gian ngắn, tăng trưởng tín dụng vẫn âm, ngân hàng vẫn ế vốn. Rồi chuyện ngưng nhập khẩu xăng A83 trên thực tế đã được kiến nghị từ nhiều năm trước nhưng cũng không được chấp nhận. Hậu quả là gian lận thương mại, móc túi người tiêu dùng khi "làm bùa" xăng chất lượng thấp thành xăng chất lượng cao, gây cháy nổ xe và hoang mang trong xã hội.

Đến lúc này, kiến nghị ngưng nhập khẩu lại được "đệ" lên cơ quan có thẩm quyền, hy vọng sau những việc xảy ra thời gian qua, chúng ta sẽ nhanh chóng phê duyệt để hạn chế tối đa những thiệt hại. Tương tự, ở thời điểm hiện tại, rất nhiều ý kiến cho rằng, nên miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động để vừa hỗ trợ cuộc sống vừa thực hiện kích cầu tiêu dùng. Chuyện sức mua giảm, hàng tồn kho tăng cao, cuộc sống người dân ngày càng áp lực ai cũng biết.

Trong khi dự thảo sửa đổi luật Thuế thu nhập cá nhân còn rất lâu mới có thể thực hiện. Nên việc miễn, giảm thuế có thể coi là "bước đệm" để giảm bớt độ lạc hậu của ngưỡng thuế cũng như tăng thêm thu nhập cho người dân trong bối cảnh khó khăn hiện tại, thiết nghĩ không thể và không nên chậm trễ.

Giải pháp, không chỉ cần đủ liều lượng mà quan trọng là phải kịp thời, mới phát huy tối đa hiệu quả. Còn nếu cứ thực hiện theo kiểu nửa vời, chậm trễ như nói trên, thuốc sẽ bị lờn, bệnh trở thành mạn tính, chữa còn khó và tốn kém hơn.

Nguyên Khanh

thanh niên

Các tin tức khác

>   Tái cấu trúc: Cần hành động, đừng hứa hẹn (08/06/2012)

>   Quốc hội đề ra 6 giải pháp điều hành nền kinh tế (07/06/2012)

>   “Quốc nạn có nguy cơ hạ đo ván quốc sách” (07/06/2012)

>   Môi trường bình đẳng (07/06/2012)

>   Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam giảm mạnh (06/06/2012)

>   S&P nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam từ “tiêu cực” lên “ổn định” (06/06/2012)

>   Đại biểu Quốc hội: “Cần giảm ngay giá xăng dầu” (06/06/2012)

>   Lạm phát 2012 sẽ “thấp một cách kỳ lạ” (06/06/2012)

>   Thành viên hợp tác xã góp vốn tối đa không vượt quá 20% (06/06/2012)

>   Sáng nay, Việt Nam - Đan Mạch họp bàn về vụ dừng ODA (06/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật