Thứ Sáu, 15/06/2012 11:07

Cộng hòa Síp: “Chúng tôi cần một gói giải cứu”

Giáo sư kinh tế Marios Zachariadis thuộc Đại học Cyprus cho rằng: “Chúng tôi cần gói giải cứu. Dù là gói giải cứu từ Eurozone hay các khoản vay trực tiếp từ Nga hoặc Trung Quốc thì chắc chắn chúng tôi cũng cần một trong số đó”.

* Các NHTW sẵn sàng hành động nếu thị trường rối loạn vì Hy Lạp

* 9 sự kiện không thể bỏ qua tại châu Âu trong tháng 6

Cộng hòa Síp có thể sớm trở thành quốc gia mới nhất, nhỏ nhất của Eurozone thỉnh cầu gói giải cứu từ Liên minh châu Âu (EU). Điều này có thể khiến quốc đảo chỉ hơn 1 triệu dân này có thể trở thành quốc gia thứ 5 của Eurozone tìm kiếm gói giải cứu tài chính sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Theo các thông tin trong ngày 14/06 thì Bộ trưởng Tài chính Đảo Síp, Vassos Shiarly, ám chỉ nước này có thể yêu cầu gói giải cứu cho hệ thống ngân hàng sớm nhất là vào cuối tuần này.

Phát biểu tại thủ đô Nicosia, ông Shiarly cho rằng cuộc bầu cử vào Chủ Nhật tại Hy Lạp có thể là yếu tố quyết định và bất kỳ lời thỉnh cầu nào cũng sẽ được đưa ra sau khi các thị trường đóng cửa.

Bộ trưởng Shiarly đưa ra nhận định trên chỉ một ngày sau khi Moody’s hạ hai bậc xếp hạng tín nhiệm của nước này từ Ba1 xuống mức đầu cơ cao Ba3 do rủi ro từ việc Hy Lạp có thể rời khỏi Eurozone và những tổn thất nặng nề mà các ngân hàng của Cộng hòa Síp phải gánh chịu. Ngoài ra, Moody’s cũng chỉ ra sự căng thẳng của tình hình tài chính công và khả năng tiếp cận đến các thị trường vốn của Cộng hòa Síp còn hạn chế.

Giáo sư kinh tế Marios Zachariadis thuộc Đại học Cyprus cho rằng: “Chúng tôi cần gói giải cứu. Dù là gói giải cứu từ Eurozone hay các khoản vay trực tiếp từ Nga hoặc Trung Quốc thì chắc chắn chúng tôi cũng cần một trong số đó”.

Các thông tin cho thấy Cộng hòa Síp cũng đang xem xét các khoản vay song phương từ Nga hoặc Trung Quốc. Ông cho Zachariadis cho biết nước này đã mượn tiền của Nga và khoản vay tiếp theo sẽ giúp Chính phủ khỏi phải áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt khi nhận gói giải cứu từ EU. Tuy nhiên, ông cho rằng gói giải cứu từ EU vẫn tốt hơn vì việc tiếp nhận nguồn vốn đều đặn sẽ giúp gia tăng niềm tin vào nền kinh tế Đảo Síp.

Được biết, những khó khăn của Cộng hòa Síp xuất phát từ việc các ngân hàng nước này cho Hy Lạp vay tiền. Các ngân hàng của Cộng hòa Síp đã mất tổng cộng khoảng 4 tỷ EUR do quá trình tái cấu trúc nợ công của Hy Lạp. Hiện lĩnh vực này cũng đang vướng vào khoản vay 7 tỷ EUR dành cho các ngân hàng Hy Lạp và số tiền này có thể bị xóa sổ nếu Hy Lạp rời khỏi Eurozone.

Ông Zachariadis cho biết nếu tính chung, 11 tỷ EUR này tương đương với khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Cộng hòa Síp.

Chỉ riêng ngân hàng lớn nhất nước này là Cyprus Popular Bank đã cần tới 1.8 tỷ EUR.

Điều đáng mừng, lượng tiền mà Cộng hòa Síp cần để vực dậy hệ thống ngân hàng là tương đối nhỏ, chỉ ở vào khoảng 4 tỷ EUR. Trong khi đó, dù còn trong quá trình đám phán về gói giải cứu ngân hàng nhưng Tây Ban Nha lại có thể cần tới 100 tỷ EUR.

Ông Zachariadis cho rằng đây là một con số không lớn đối với EU và có thể giúp mọi việc dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ông cho rằng người dân Đảo Síp tương đối tuân thủ đúng theo các quy định nên khó có việc phản đối các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”. Đây cũng chính là điều khiến người dân Đảo Síp cảm thấy chán nản hơn so với người dân Hy Lạp nhưng cũng có thể khiến mọi việc trôi chảy hơn, ông chua xót nói.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   World Bank từ chối can thiệp giải quyết khủng hoảng Hy Lạp (15/06/2012)

>   Thất nghiệp ở đâu nặng nề nhất thế giới? (15/06/2012)

>   Soi khủng hoảng kinh tế châu Âu qua Euro 2012 (15/06/2012)

>   Các NHTW sẵn sàng hành động nếu thị trường rối loạn vì Hy Lạp (15/06/2012)

>   Kinh tế Singapore có thể chỉ tăng 3% trong 2012 (14/06/2012)

>   EC hướng tới lập liên minh ngân hàng ở hội nghị EU (14/06/2012)

>   Kinh tế của các thành viên G20 tăng nhẹ trong quý 1 (14/06/2012)

>   9 sự kiện không thể bỏ qua tại châu Âu trong tháng 6 (14/06/2012)

>   Rửa tiền thời toàn cầu hóa: Cơ cấu rửa tiền (14/06/2012)

>   IMF: Kinh tế Nga thực sự phục hồi sau khủng hoảng (14/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật