Thứ Năm, 28/06/2012 19:06

Cổ đông Cáp Sài Gòn được gì khi giảm vốn?

Chia sẻ cùng người viết bên lề ĐHĐCĐ bất thường sáng 28/06, ông Phạm Ngọc Cầu – Tổng giám đốc CTCP Cáp Sài Gòn (HOSE: CSG) cho biết, phương án giảm vốn điều lệ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cổ đông. Trong khi đó, công ty vẫn tiếp tục hoạt động với một dòng tiền tương đối mạnh.

* CSG: Giảm vốn hay giải thể?

* CSG: Ước 6 tháng lãi sau thuế 10.5 tỷ đồng

Xin ông cho biết vì sao HĐQT lại ưu tiên phương án giảm vốn điều lệ?

Phương án giảm vốn điều lệ giúp cho cổ đông của công ty có thể thu hồi một phần vốn đầu tư của mình và có thể đầu tư trên thị trường với những kênh khác có lợi hơn. Đồng thời, số cổ phần còn lại ở công ty có thể được sử dụng một cách hiểu quả hơn và được hưởng cổ tức 10% cao hơn mức hiện hữu.

Mặt khác, phương án giảm vốn sẽ giúp nhà đầu tư thấy rõ giá trị thực của CSG, từng bước đưa giá cổ phiếu của CSG trên thị trường từ 9,000 lên 11,300 đồng.

Tuy nhiên, phương án này có một nhược điểm. Khi giảm vốn điều lệ, nguồn vốn lưu động của công ty sẽ giảm xuống nhiều, gây khó khăn cho hoạt động điều hành của công ty, nhất là khi muốn tồn trữ vật tư khi gặp điều kiện thuận lợi.

Hiểu được điều này, Ban điều hành công ty đã tìm kiếm nguồn vốn tín dụng thương mại có lãi suất thấp. Ví dụ, CSG mua nhựa qua đối tác cho công ty trả chậm 3 tháng. Hoặc đối tác bán đồng cho CSG cho phép công ty trả chậm trong vòng 4 tháng với lãi suất 4%/năm bằng USD. Đó là nguốn vốn thấp giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài.

Tuy nhiên, cơ cấu lợi nhuận hiện tại của CSG chủ yếu vẫn từ lãi tiền vay?

Hiện nay, công ty bắt buộc phải hoạt động dựa trên cơ cấu tiền vay, lãi gộp không đủ để trả chi phí bán hàng và khấu hao tiền lương. Nhưng bù lại, công ty giữ được khách hàng.

Trong 5 tháng qua, nếu trừ chi phí và lãi ngân hàng ra thì CSG lỗ 3.3 tỷ đồng nhưng lại thu về được 5 tỷ khấu hao, dòng tiền của CSG luôn dương. Nếu dòng tiền của công ty âm, lãi gộp âm thì công ty mới nên ngừng hoạt động. Đây cũng chính là lý do mà Ban điều hành xây dựng chiến lược phát triển công ty.

Nhà đầu tư có thể thấy dòng tiền của CSG đang tăng dần, đầu năm nay khoảng 218 tỷ đồng, cộng các chi phí khác là 238 tỷ, lãi vay là 48 tỷ đồng. Đến nay, CSG đã trả hết 48 tỷ đồng, dòng tiền gửi ngân hàng hàng là 252 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty cũng có điều kiện thoái vốn những đơn vị hoạt động bất động sản và được giữ nguyên giá trị vốn 37 tỷ đồng. Như vậy, dòng tiền đã là 289 tỷ đồng. Theo tôi, đây là nguồn lực tương đối mạnh.

Tuy nhiên, CSG không có nhiều kinh nghiệm đầu tư tài chính. Nếu đầu tư tài chính thì sẽ rủi ro cho cổ đông nhiều hơn. Do vậy, HĐQT chọn phương án giảm vốn để tập trung vào cốt lõi.

Còn phương án giải thể thì sao, thưa ông?

Phương án giải thể là phương án cuối cùng. Phương án này ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội, chỉ tốt cho cổ đông là thu hồi vốn về nhưng không mang lại giá trị tối ưu.

Vì khi công ty giải thể, giá trị tài sản, vấn đề đấu giá tốn rất nhiều chi phí và giá bán không được tốt như công ty đang hoạt động. Mặt khác, công ty cũng tốn rất nhiều chi phí đền bù, bồi thường cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Ngoài ra, giải thể còn làm thất thu một nguồn thu ngân sách cho địa phương, cũng như tiên tốn chi phí bảo hiểm xã hội giải quyết cho người lao động bị thất nghiệp.

Bản thân ông ủng hộ phương án nào?

Chúng tôi ủng hộ phương án giảm vốn điều lệ. Với vai trò là Tổng giám đốc, tôi cũng muốn từng bước tái cấu trúc và đưa CSG đi lên.

Còn nếu phương án này không được, theo ý kiến Đại hội đồng cổ đông yêu cầu phương án giải thể thì chúng tôi buộc phải thực hiện.

Vậy tại sao phương án giải thể lại bất ngờ được đưa vào chương trình sáng nay, thưa ông?

Nguyên nhân là với phương án giảm vốn, HĐQT nhận được công văn của UBCKNN và Sở GDCK TPHCM (HOSE) liên quan đến việc công ty sẽ chào mua công khai đến 80% cổ phiếu. Hiện nay quy định của Luật chưa rõ ràng, trong điều kiện của Luật quy định công ty có thể được chào mua giảm vốn và không quy định rõ số lượng.

Tuy nhiên, điều lệ của công ty thì chỉ cho phép mua tối đa 30% cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, chứ chưa có thông tin mua được bao nhiêu để giảm vốn.

Ngoài ra, các công ty niêm yết còn có các điều kiện ràng buộc với cơ quan quản lý như UBCKNN, Sở GDCK liên quan đến môi trường đầu tư của Việt Nam. Đó là vấn đề trước đây chưa có tiền lệ.

Như lời ông Chủ tịch, nếu giải thể thì UBCKNN cũng phải xin ý kiến đến 6 Bộ chứ không phải đơn giản.

Theo ông, tại sao không khí Đại hội lần này diễn ra khá êm ả, không như lần trước?

Theo tôi, lần Đại hội trước cổ đông hơi bị sốc. So ra trong môi trường khó khăn, nhiều đơn vị còn gặp khó hơn CSG. Họ bị thua lỗ nhưng vẫn cố gắng trụ lại. Trong khi công ty đang có lời mà giải thể đã tác động không nhỏ đến tâm lý cán bộ công nhân viên và mọi người. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh, phân tích ra mọi thứ, thì cổ đông có cái nhìn và giải pháp tối ưu hơn.

Mặc dù lần trước, phương án giảm vốn điều lệ được nêu ra đã có tỷ lệ cổ đông tán thành thấp nhất, nhưng sau khi xem xét lại thì đây lại là phương án tối ưu nhất.

Tôi hy vọng khoảng 2 tháng, những cổ đông muốn bán cổ phần thì họ cũng được giá cao hơn. Còn các cổ đông khác tham gia vào với kỳ vọng giá cổ phiếu ở mức 13,000 - 15,000 đồng để thu hồi về thì họ cũng được lợi. Phương án này rất nhiều người cùng có lợi, còn công ty vẫn tiếp tục hoạt động.

Trong 5 tháng qua, lợi nhuận trước thuế của CSG đạt 10.3 tỷ đồng, lãi sau thuế 9.7 tỷ đồng.

Ngoài ra, chính sách Nhà nước hiện đang hỗ trợ các doanh nghiệp. Đây sẽ là nền tảng triển vọng cho năm tới.

Xin cám ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi.

Bội Mẫn thực hiện (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Cao su sẽ thoái 100% vốn ở 40 công ty (28/06/2012)

>   VIC: Phát hành thành công 115 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế (28/06/2012)

>   VSC sẽ phát hành 150,000 cp cho người lao động (28/06/2012)

>   Phát “pháo hiệu” sáp nhập CTCK (27/06/2012)

>   Bất động sản SGInvest chiếm 62% vốn của FLC sau hoán đổi (27/06/2012)

>   PXI: 05/07 GDKHQ mua 27.5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 12:11 (27/06/2012)

>   NDN, CI5: Phát hành cổ phiếu tăng vốn lên 50 tỷ và 17 tỷ đồng (26/06/2012)

>   AAA: HĐQT thông qua phương án phát hành cổ phiếu (26/06/2012)

>   Cổ phần Khu công nghiệp Đồng Tháp đắt hàng (26/06/2012)

>   SMA chậm công bố thông tin chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu (26/06/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật