Thứ Hai, 28/05/2012 18:32

WB: Tránh nới lỏng lãi suất quá nhanh

Kinh tế Việt Nam năm 2012 có thể sẽ chỉ tăng trưởng trong khoảng 5,7%, lạm phát cả năm tăng 9,5%. Tuy nhiên, nếu giảm lãi suất nhanh như hiện nay sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng.

Ông Depark Mistra, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã khuyến cáo như vậy tại họp báo sự kiện hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) chiều 28/5. Tại đây, nhiều đại diện đến từ Ngân hàng Thế giới đã đưa ra những đánh giá khá lạc quan trong tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012.

GDP Việt Nam sẽ chỉ tăng 5,7%

Như thường lệ, các cuộc họp báo về sự kiện Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ CG, đại diện World bank thường công bố tóm tắt báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam và đưa ra các dự báo về tăng trưởng.

Ông Depark Mistra, chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank đánh giá, Việt Nam cuối cùng cũng đã bước vào một giai đoạn ổn định kinh tế vĩ mô hơn. Lạm phát đã giảm, tỷ giá hối đoái thì ổn định, mức độ rủi ro của nền kinh tế đã giảm. Việt Nam đã được lấy lại được hình ảnh của mình.

Theo lý giải của vị chuyên gia này, một phần là do Nghị quyết 11 đã được triển khai thành công.

Nhận xét về quý I vừa qua, ông phân tích, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại. Quý I GDP chỉ tăng 4%, còn thấp hơn quý I năm 2011 với tốc độ 5,6%. Trong đó, công nghiệp và xây dựng giảm, chỉ tăng có 2,8%, công nghiệp chế biến chỉ tăng 3,1% và xây dựng thì giảm 3,9%. Tuy nhiên, hầu hết các nước đang gặp,  suy giảm nên tình trạng này ở Việt Nam không phải là ngoại lệ đặc biệt.

Về những tín hiệu tích cực, chuyên gia Depark cho biết, xuất khẩu tăng. Lạm phát đã giảm rất nhiều, do quản lý kinh tế vĩ mô đã tốt hơn nhiều trong các tháng vừa qua. Tuy nhiên, ông lưu ý Việt Nam giảm lãi suất rất nhanh. Thách thức lớn ở đây là hỗ trợ tăng trưởng nhưng không nới lỏng lãi suất quá sớm và tăng tín dụng quá nhanh.

Với các chính sách tài khóa và tiền tệ, ông cho rằng cần lưu ý độ trễ thời gian và kết quả đề ra. Những kết quả này lại chỉ có thể có được sau 4-5 tháng chính sách đi vào cuộc sống.

Theo ông Depark, kỷ luật tài khóa ở Việt Nam đã tốt hơn. Ngân sách cải thiện chủ yếu do thu ngân sách vượt kế hoạch và cắt giảm được một phần chi tiêu công. Thâm hụt tài khóa giảm từ 2009 đến 2011 từ 7,2% xuống còn 2,9%.

Nợ công ở mức bền vững nhưng nhiều rủi ro gia tăng liên quan đến các khoản nợ của khu vực DNNN và nợ dự phòng của các ngân hàng thương mại.

Nói đến nghị trình tái cơ cấu hiện tại, ông Depark đánh giá, có nhiều chương trình đang triển khai nhưng chưa thấy rõ lộ trình tái cơ cấu, cơ chế giám sát rõ ràng và lịch biểu thực hiện. Việc này càng cần có sớm thì càng tốt cho tăng trưởng của Việt Nam.

Dự báo năm 2012, Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 5,7%, cao hơn một chút so với các tổ chức khác. Lạm phát từ 9- 9,2%. Thâm hụt tài khóa 3,6%, tài khoản vãng lai còn 1,6%.

Ông Depark phân tích, vì năm 2009, Việt Nam vẫn còn duy trì được 5,3%. Đó lại là năm khủng hoảng toàn cầu. Giờ không còn khủng hoảng nữa nhưng mọi thứ cũng đã bị ảnh hưởng nhiều. Hi vọng hai quý cuối năm sẽ có nhiều đóng góp hơn so với hai quý trước. Đây cũng là giai đoạn sẽ có phát huy tác dụng của các chính sách tích cực như giảm lãi suất...

Tuy nhiên, giảm lãi suất trần là chính sách đã được Ngân hàng Nhà nước công bố từ vào tháng 3 nhưng không ai mong đợi giảm lãi suất sẽ nhanh như bây giờ. Giảm lãi suất trần là cần thiết nhưng vẫn phải xem xét cần trọng vì nó sẽ lạm hạn chế tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, ông Depark lưu ý.

Xảy ra vụ Vinalines còn do lỗ hổng quản trị DNNN

Liên quan đến vấn đề nóng hiện nay trong việc tái cơ cấu kinh tế, cải tổ DNNN là vụ sai phạm ở Vinalines. Trả lời các câu hỏi của báo chí về vụ việc này, bà Victoria Kwa Kwa, Giám đốc World Bank tại Việt Nam bày tỏ, vụ Vinalines cũng là nội dung trong quá trình tái cơ cấu DNNN, liên quan trách nhiệm giải trình rõ ràng, cạnh tranh trong sân chơi bình đẳng.

Sai phạm trong DNNN là do cơ cấu quản trị không tốt, cách họ thực hiện, sử dụng nguồn lực mà không cần đến trách nhiệm giải trình báo cáo. Tất cả những vấn đề này sẽ liên quan tái cơ cấu.

"Nếu có nhiều trường hợp Vinalines, thì đương nhiên các đối tác quốc tế tài trợ cho Việt Nam sẽ quan ngại, vì chúng tôi hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế một cách hiệu quả, trong đó có phát triển DN tư nhân. Vì DNNN là một khu vực lớn trong kinh tế Việt Nam, nếu nó hoạt động không tốt thì sẽ khiến Việt Nam khó khăn hơn trong việc nâng cao hiệu quả nền kinh tế", bà Kwa Kwa phân tích.

Ông Alain Cany, Eurocham, đồng chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ, qua vụ việc này, chúng tôi khuyến khích Nhà nước đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu DNNN. Đang có nhiều DN lớn mà sự tồn tại và các hoạt động của họ lại không khuyến khích DN tư nhân Việt Nam cạnh tranh tốt.

Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) sẽ diễn ra trong hai ngày 4-5/6 tại Quảng Trị với chủ đề chính bàn về giảm nghèo bền vững. Dự kiến, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ phát biểu khai mạc. Tại đây, các nhà tài trợ và đại diện Chính phủ Việt Nam sẽ cùng thảo luận, đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua và các dự báo về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Các chủ đề đối thoại tập trung vào các vấn đề như đột phá giảm nghèo, an sinh xã hội, quản lý thiên tai ở khu vực miền Trung...

Phạm Huyền

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   Góp ý đề án tái cơ cấu kinh tế, nhìn từ một ý kiến “lạ” (28/05/2012)

>   Rối rắm như số liệu FDI (28/05/2012)

>   Kinh tế thế giới đang trên đà suy giảm, cơ hội nào cho Việt Nam? (28/05/2012)

>   FDI: 5 tháng giải ngân trên 4,5 tỷ USD (28/05/2012)

>   Ông Đặng Thành Tâm giới thiệu kinh tế VN tại hội nghị “Future of Asia” (27/05/2012)

>   Kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực (27/05/2012)

>   Tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh đi đôi ổn định kinh tế  (27/05/2012)

>   Cứu DN bằng tiền hay tư duy thị trường? (27/05/2012)

>   Siết việc sử dụng vốn nhà nước (27/05/2012)

>   Quốc hội đã bãi nhiệm tư cách đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến (26/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật