Chủ Nhật, 06/05/2012 11:20

Từ những trường hợp bị kiểm soát đặc biệt

Tính đến nay đã có 92/105 công ty chứng khoán (CTCK) công bố báo cáo kiểm toán năm 2011. Nhìn toàn cảnh, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2011 của 92 CTCK là âm (-) 2.037 tỉ đồng - một con số thảm hại so với tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 cũng của 92 công ty này - là xấp xỉ 1.700 tỉ đồng.

“An toàn tài chính”, chậm còn hơn không

Cũng có một số CTCK báo cáo lãi, nhưng thực tế khoản lãi đó chủ yếu từ tiền gửi chứ không phải từ hoạt động chứng khoán. Riêng 51 CTCK báo cáo thua lỗ thì tổng giá trị thua lỗ lên đến trên 3.400 tỉ đồng, trong đó, các công ty niêm yết lỗ hơn 2.400 tỉ đồng.

Trước tình hình này, đầu tháng 3-2012, Thủ tướng ra chỉ thị “thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán” trong đó nhấn mạnh việc tái cấu trúc các sở giao dịch chứng khoán theo hướng hợp nhất, tái cấu trúc các công ty chứng khoán, nâng cao tiêu chuẩn niêm yết, tiêu chuẩn đăng ký giao dịch chứng khoán trên các sở giao dịch chứng khoán…

Trong nỗ lực tái cấu trúc và rà soát mức độ an toàn tài chính ở các CTCK, ngày 23-4-2012, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) đưa sáu CTCK vào diện kiểm soát đặc biệt (gồm các công ty cổ phần Chứng khoán Vina, Cao Su - RUBSE, Hà Nội - HSSC, Trường Sơn - TSS, Đà Nẵng - DNSC và Mê Kông - MSC) do không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính (tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng rủi ro phải dưới 120%) quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC (hiệu lực từ ngày 1-4-2011). Thời gian kiểm soát đặc biệt là sáu tháng bắt đầu từ ngày 23-4-2012. Công ty cổ phần chứng khoán Hà Nội và Trường Sơn cũng đã bị Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho ngừng hoạt động giao dịch để chấm dứt tư cách thành viên cùng với hai CTCK khác là SME và Đông Dương (DDS).

Trên thực tế, quyết định của UBCK và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội được xem là khá muộn bởi đến thời điểm này, nhiều công ty chứng khoán và cả nhà đầu tư cũng không mấy ai quan tâm việc họ có bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt hay không. Từ năm ngoái, CTCK Trường Sơn và SME đã chủ động ngừng hoạt động môi giới, đóng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cho đến khi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức cho ngừng hoạt động giao dịch của những công ty này vào tháng 2 (SME) và cuối tháng 3 (TSS). Quyết định đưa những công ty trên vào diện kiểm soát đặc biệt mang tính chất thủ tục trước “chuyện đã rồi” hơn là nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho nhà đầu tư trong khi bản thân nhà đầu tư thì đã nhận ra rủi ro ở các CTCK này còn rõ hơn cơ quan quản lý.

Nhiệm vụ của cơ uan chức năng là hướng dẫn và quản lý để các tổ chức và cá nhân có môi trường đầu tư ổn định và an toàn, nhưng xem ra nhiệm vụ trên đã không hoàn thành.

Bởi lẽ, từ ngày 1-4-2011, khi  Thông tư 226 có hiệu lực, các CTCK phải định kỳ hàng tháng báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng lên UBCK. Tuy nhiên, một năm qua, đã có nhiều CTCK rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (TAS ngày 23-11-2011; SME ngày 2-11-2011 và 5-12-2011) mà UBCK không có động thái can thiệp kịp thời. Trả lời phỏng vấn báo chí tuần qua, ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (UBCK), nhấn mạnh “tỷ lệ an toàn vốn khả dụng hoàn toàn do CTCK tự tính toán và báo cáo về UBCK, chứ cơ quan quản lý không đủ nguồn lực để kiểm tra và tính toán lại”. Trong khi minh bạch tài chính của doanh nghiệp vẫn là một vấn đề khiến nhà đầu tư quan ngại thì việc UBCK để các công ty tự tính toán tỷ lệ vốn khả dụng sẽ tạo ra kẽ hở để nhiều trường hợp như SME hay TAS có thể xảy ra trong thời gian tới.

Cần có “kiềng ba chân”

Tuy tính hiệu quả của biện pháp kiểm soát đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn tài chính vẫn còn là dấu hỏi, nhưng nếu thực hiện quyết liệt, triệt để và kịp thời từ bây giờ, thì đây vẫn là công cụ tốt giúp sàng lọc các CTCK. Những CTCK không ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt sau sáu tháng và có lỗ gộp vượt quá 50% vốn điều lệ sẽ bị đình chỉ hoạt động. Ngoài sáu công ty nêu trên, UBCK cũng đang thực hiện rà soát tỷ lệ vốn khả dụng ở 40 CTCK khác. Nếu quá trình rà soát được thực hiện nghiêm ngặt, chính xác thì số lượng CTCK bị đào thải sẽ không ít. Cấu trúc thị phần giữa các CTCK chắc chắn sẽ có thay đổi và sự mạnh tay của cơ quan chức năng cũng sẽ khiến các CTCK khác dù mạnh hay yếu cũng phải nghiêm túc hơn trong việc đảm bảo an toàn tài chính cho bản thân cũng như cho nhà đầu tư của họ.

Cũng trong nỗ lực kiểm soát tốt hơn hoạt động của thị trường chứng khoán, từ ngày 1-6-2012, theo quy định tại điều 18 của Thông tư 52/2012/TT-BTC, các CTCK phải công bố thông tin tỷ lệ vốn khả dụng được soát xét bởi công ty kiểm toán cùng thời điểm công bố báo cáo tài chính. Sẽ tốt hơn nếu thông tư này cũng yêu cầu CTCK phải công bố thông tin tỷ lệ vốn khả dụng họ đã gửi tới UBCK hàng tháng.

Khi nguồn lực để kiểm tra và quản lý còn hạn chế, cơ quan chức năng nên tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể chủ động rà soát mức độ an toàn tài chính ở các CTCK mà họ đã mở tài khoản nhằm đảm bảo lợi ích của chính họ. Được như vậy, cái kiềng ba chân nhà đầu tư - CTCK - UBCK mới có thế đứng vững chãi.

Huy Hải

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Đến lượt DCL, SBS vào diện cảnh báo (04/05/2012)

>   STB bất ngờ giảm room nước ngoài từ 30% xuống còn 15% (04/05/2012)

>   CAD bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 04/06 (04/05/2012)

>   KimEng tổ chức chuỗi hội thảo xuyên Việt (04/05/2012)

>   Công ty chứng khoán đầu tư mạnh cho tư vấn (04/05/2012)

>   04/05: Bản tin 20 giờ qua (04/05/2012)

>   KSA bị cảnh cáo trên toàn thị trường (03/05/2012)

>   TTCK tháng 5: Phân hóa & cân não (03/05/2012)

>   PVA vào diện cảnh báo kể từ ngày 03/05 (03/05/2012)

>   Những CTCK may mắn thoát chết (03/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật