Thứ Năm, 24/05/2012 06:07

Sau ngày 25-5, mua bán vàng miếng ở đâu?

Mọi việc vẫn chưa có gì cụ thể. Ngày 25-5, Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực.

Một nội dung chính trong nghị định này là các đơn vị hiện đang mua, bán vàng miếng phải đáp ứng đủ điều kiện, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép thì mới được tiếp tục mua, bán vàng miếng. Nhưng đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 24, vẫn chưa rõ đơn vị nào được phép tiếp tục mua, bán vàng miếng.

Một chuyên gia ngân hàng nhận xét, do chưa có thông tư hướng dẫn nên chưa thể áp dụng Nghị định 24 ngay ngày 25-5 được. Theo dự thảo thông tư, sẽ có sáu tháng để các đơn vị mua, bán vàng miếng đăng ký, xin cấp phép. Do đó, nơi nào đang mua, bán thì cứ mua, bán, chờ khi có hướng dẫn cụ thể.

Sắp tới các doanh nghiệp nhỏ phải ngừng mua bán vàng miếng, chỉ còn được kinh doanh vàng nữ trang? 

Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam (VGB), cho biết: Sắp tới, hàng loạt doanh nghiệp đang mua, bán vàng miếng phải ngừng mua, bán vàng miếng, chỉ còn được kinh doanh vàng nữ trang mà thôi. Bởi lẽ trừ chín doanh nghiệp có thương hiệu vàng SJC, AAA, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, Thần Tài, ACB, Ngọc Thẩm (Mỹ Tho), Phú Quý thì hầu hết doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện của Nghị định 24 nên sẽ không được tiếp tục mua, bán vàng miếng. Các điều kiện này gồm vốn điều lệ trên 100 tỉ đồng, nộp trên 500 triệu đồng/năm tiền thuế trong hai năm liên tiếp…

Tuy nhiên, theo giám đốc một công ty vàng, một số doanh nghiệp có thể mua, bán vàng miếng mà không cần đáp ứng đủ các điều kiện của Nghị định 24. Cụ thể, SJC đang phân phối vàng miếng ở các điểm giao dịch chính và hệ thống chân rết của hầu hết các tiệm vàng trên cả nước. Doanh nghiệp khác có thể xin làm đại lý phân phối cho SJC. Ngoài ra, một số doanh nghiệp lớn có thể sẽ hoạt động dưới dạng môi giới của ngân hàng. Mọi giao dịch, giấy tờ, thủ tục mua bán vàng miếng đều được thực hiện ở ngân hàng. Tuy nhiên, khách của tiệm vàng đưa đến nên tiệm vàng sẽ hưởng tiền môi giới cho các giao dịch.

Hiện nay có bảy ngân hàng được NHNN cho phép bán vàng là DongAbank, ACB, Tecombank, Eximbank, Sacombank, Phương Nam, Việt Á. Tùy từng thời điểm mà ngân hàng có hình thức giao dịch khác nhau. Ví dụ, tại Tecombank, khách hàng mua vàng sẽ được yêu cầu gửi lại một tháng, được hưởng lãi suất theo quy định, sau một tháng mới được nhận vàng. Tuy nhiên, ở Ngân hàng ACB, Sacombank, khách hàng đến mua có thể nhận vàng vật chất mang về hoặc nhận tín chỉ vàng.

“Các ngân hàng yêu cầu giữ lại vàng một tháng là để giảm tình trạng đầu cơ vàng lúc giá lên xuống bất thường” - ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, cho biết.

YÊN TRANG

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Nhiều bất cập ở sàn giao dịch hàng hóa (15/05/2012)

>   Việt Nam "lên ngôi" Trung tâm giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (23/04/2012)

>   Citigroup nâng dự báo giá hàng hoá năm 2012 (23/04/2012)

>   Chưa dám thử hợp đồng tương lai (04/04/2012)

>   Trung - Ấn làm chao đảo thị trường hàng hóa thế giới (27/03/2012)

>   Xuất khẩu cà phê: Doanh nghiệp ôm nợ, nông dân khổ (26/03/2012)

>   Đồng USD đang chi phối giá hàng hóa thế giới (19/03/2012)

>   Không dám tăng giá theo xăng vì... ế (16/03/2012)

>   Giá sợi cotton nhảy vọt khi Ấn Độ cấm xuất khẩu (06/03/2012)

>   Dầu cọ đạt mức cao mới trong 8 tháng  (24/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật