Thứ Ba, 06/03/2012 13:45

Giá sợi cotton nhảy vọt khi Ấn Độ cấm xuất khẩu

Giá sợi cotton lại nhảy vọt từ ngày thứ 2 (5/3) sau khi Ấn Độ tuyên bố cấm xuất khẩu loại sợi này lần thứ 2 trong 2 năm trở lại đây.

Theo giới phân tích, động thái cấm xuất khẩu sợi cotton tại quốc gia sản xuất sợi cotton lớn thứ 2 thế giới này hướng tới đảm bảo đủ nguồn cung sợi cotton cho các công ty dệt nội địa vốn đang hứng chịu áp lực nặng nề khi giá cả leo thang. Tuy nhiên, lệnh cấm này đã tạo ra những ảnh hưởng tức thì.

Được biết, vào năm 2010, một lệnh cấm tương tự cũng đã làm dấy lên một đợt tăng giá tới các mức cao kỷ lục tại các thị trường sợi cotton. Theo số liệu của Reuters, giá sợi cotton tại thị trường nội địa dao động trong khoảng 34.000-35.000 Rupi/candy (mỗi candy 356 kg). Trong tháng 3/2011, gía mặt hàng này còn đạt tới mức cao kỷ lục với 61.700 Rubi/candy. Tình trạng tăng giá cao như vậy đã khiến các nhà buôn lớn toàn cầu như Glencore, Noble, Olam và Cargill bị thua lỗ nặng hoặc doanh thu khiêm tốn.

Ngoài ra, khi lệnh cấm của Ấn Độ được đưa ra, Trung Quốc, quốc gia tiêu dùng lớn nhất thế giới đã phải tích cực mua rất nhiều kiện hàng để dự trữ cho chính phủ như một cách để hỗ trợ giá nông sản trong nước và chống đỡ lại tình trạng bất ổn về giá. Do đó, Ấn Độ cũng nhấn mạnh tới cái được miêu tả như “một xu hướng tích trữ tại các kho hàng ở nước ngoài” khi các mức đăng ký xuất khẩu lên tới 12 triệu kiện, cao hơn so với ước tính thặng dư có thể xuất khẩu với 8,4 triệu kiện. Theo ông Terry Townsend, tổng giám đốc của Ủy ban cố vấn sợi cotton quốc tế tại Washington “Sợi cotton sẽ mất thị phần so với sợi vải nhân tạo và hành động bóp méo thị trường do những đợt mua của Trung Quốc với mục đích dự trữ trong nước sẽ ảnh hưởng hơn nữa tới lợi ích dài hạn của mặt hàng này”.

Phát biểu trước Hãng tin Financial Time, ông Dhiren N. Sheth, chủ tịch của Hiệp hội sợi cotton Ấn Độ cho biết “Đó là một quyết định cực kỳ tồi tệ. Nó sẽ làm tổn hại tới danh tiếng của Ấn Độ tại thị trường quốc tế và chúng ta sẽ phải hứng chịu trong dài hạn. Quan trọng hơn, nó bất lợi cho những người nông dân khi giá sợi cotton sẽ giảm trong nước. Chúng tôi đang hối thúc chính phủ suy xét lại quyết định đáng tiếc này”.

Trong năm nay, Ấn Độ đã xuất khẩu gần 9,4 triệu kiện sợi cotton, cao hơn so với các mức mục tiêu của chính phủ. Tuy nhiên, các công ty dệt trong nước đã phàn nàn rằng họ đang mất dần tính cạnh tranh so với các đối thủ ở Bangladesh và Pakistan do giá sợi cotton tại Ấn Độ tăng quá cao. Do đó, động thái cấm trên được hi vọng sẽ giúp đẩy giá trong nước xuống mức thấp hơn. “Quyết định cấm xuất khẩu lần này đã tính đến xu hướng tiêu dùng trong nước và sự giảm tính đáp ứng trong nước”, chính phủ này cho biết.

Tuy nhiên, lệnh cấm lần này có thể sẽ không châm ngòi cho một đợt tăng giá mạnh như năm 2010-2011 khi giá sợi cotton tăng liên tục ở mức 2,27 USD/Pao do cổ phiếu sợi cotton toàn cầu tăng. Sản xuất sợi cotton tại Ấn Độ cũng được dự báo sẽ không đạt tới những kỳ vọng của các nhà sản xuất do các bệnh dịch phá hoại mùa màng tại các bang Maharashtra và Andhra Pradesh khiến năng suất suy giảm. Mức thu hoạch trong năm bắt đầu từ 1/10 có thể chỉ đạt 34,5 triệu kiện, thấp hơn ước tính trước đó với 35,6 triệu kiện.

Bùi Huyền

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Dầu cọ đạt mức cao mới trong 8 tháng  (24/02/2012)

>   Wal-Mart giảm lợi nhuận do cuộc chiến giá cả ở Mỹ (23/02/2012)

>   Sẽ tăng giá xăng, dầu? (06/02/2012)

>   Ẩn số thị trường hàng hóa năm 2012 (20/01/2012)

>   Giá hàng hoá tăng mạnh nhất hai tuần (19/01/2012)

>   Những dự báo giá cả đáng chú ý trong tuần này (16/01/2012)

>   Giá vàng sẽ thoái lui trong tuần tới (14/01/2012)

>   Cacao giảm giá 30,5% năm 2011, khả năng hồi phục vào 2012 (11/01/2012)

>   Đầu tư hàng hóa năm 2012: 5 điều cần lưu ý (09/01/2012)

>   10 hàng hóa tốt nhất và tệ nhất năm 2011 (31/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật