Thứ Hai, 09/01/2012 11:20

Đầu tư hàng hóa năm 2012: 5 điều cần lưu ý

Thị trường hàng hóa thế giới đang diễn biến thất thường. Nhưng cũng vì thế, đây là cơ hội cho những ai biết đầu tư đúng hướng. Năm 2012, các nhà đầu tư cần lưu ý năm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới thị trường hàng hóa: khu vực đồng euro (eurozone), các thị trường mới nổi, Iran, các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương.

1. Kinh tế châu Âu suy thoái

Một trong những vấn đề lớn nhất của kinh tế toàn cầu hiện nay là khủng hoảng nợ công châu Âu – đã bước sang năm thứ ba. Sự bi quan về cuộc khủng hoảng này sẽ tác động tới nhiều thị trường, không loại trừ hàng hóa.

Mặc dù năm qua các nhà lãnh đạo châu Âu và tổ chức quốc tế đã tích cực tìm phương hướng giải quyết khủng hoảng nhưng kết quả là niềm tin của các nhà đầu tư vẫn không ngừng suy giảm. Lợi suất trái phiếu của các nước eurozone vẫn tăng cao. Nhiều hàng hóa có liên quan mật thiết tới nhu cầu công nghiệp, như đồng, đã bị ảnh hưởng nặng nề. Trong khi đó, những hàng hóa như vàng lại tăng tới 10% bởi các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn an toàn. Dự báo tình hình châu Âu sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng quyết định xu hướng giá hàng hóa trong cả năm 2012.

2. Các thị trường mới nổi tăng trưởng chậm

Các nền kinh tế mới nổi tiếp tục bứt phá mạnh mẽ bất chấp các nền kinh tế châu Âu khủng hoảng. Tỷ lệ tăng trưởng ở Trung Quốc dự báo đạt 9%, Brazil đạt 3,5%. Các nền kinh tế này được xem là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khủng hoảng nợ eurozone nặng nề và kéo dài nên các nền kinh tế mới nổi không thể miễn nhiễm, sản xuất và xuất khẩu sẽ chậm lại, tác động tiêu cực tới thị trường hàng hóa, nhất là những hàng hóa công nghiệp như đồng và thép.

3. Xung đột với Iran

Cuộc xung đột giữa phương Tây và Iran đang đe doạ tới sự ổn định của khu vực Trung Đông, nơi có trên 40% trữ lượng dầu thế giới. Năm 2011, giá dầu đã tăng 8%, chủ yếu do vấn đề gián đoạn nguồn cung từ Libya. Iran phong tỏa eo biển Hormuz có thể đẩy giá dầu lên tới 200 đô la Mỹ/thùng.

4. Quy định của các chính phủ

Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, các chính phủ đã can thiệp sâu hơn vào việc điều tiết thị trường để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tương tự. Tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán và ngoại hối cũng như Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn đều tích cực giám sát thị trường chặt chẽ hơn, đưa ra yêu cầu khắt khe hơn như tăng tỷ lệ ký quỹ, buộc các đối tượng tham gia thị trường phải đăng ký… để tăng cường sự minh bạch cho thị trường. Nhiều nước khác cũng đồng loạt tăng tỷ lệ dự trữ  bắt buộc của các ngân hàng, giảm tỷ lệ cho vay… Những điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường hàng hóa năm 2012.

5. Chính sách của các ngân hàng trung ương

Các ngân hàng trung ương ở châu Âu và Mỹ đang cố gắng kiềm chế sự lây nhiễm khủng hoảng thông qua hàng loạt biện pháp. Một trong những công cụ chính mà các ngân hàng sử dụng là tăng cung tiền. Nếu các ngân hàng trung ương in thêm tiền, đó là dấu hiệu tích cực cho hàng hóa đặc biệt: vàng.

Ngoài ra, nếu các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng  như năm 2011, vàng sẽ còn có cơ hội tăng giá thêm nữa. Các ngân hàng trung ương đã trở thành những nhà mua ròng vàng năm 2011 và dự báo xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2012.

Hải Hà (theo Hardassetsinvestor)

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   10 hàng hóa tốt nhất và tệ nhất năm 2011 (31/12/2011)

>   Nguồn cung cà phê Việt Nam giảm đẩy giá thế giới tăng (31/12/2011)

>   Những hàng hóa tăng giá mạnh tại Việt Nam năm nay (26/12/2011)

>   Sẽ siết giao dịch với các sàn hàng hóa nước ngoài (23/12/2011)

>   Đầu tư hàng hóa tương lai sẽ mang lại hơi thở mới cho thị trường (22/12/2011)

>   Giá ngũ cốc “leo thang” do thời tiết khô hạn (21/12/2011)

>   Giao dịch hàng hóa qua sàn: Cơ hội cho các bên tham gia (18/12/2011)

>   Chưa nên đầu tư vào hàng hóa thời điểm này (16/12/2011)

>   Dự báo của Morgan Stanley về giá 18 loại hàng hóa năm 2012 (12/12/2011)

>   Hủy lệnh bất thường: NĐT băn khoăn (08/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật