Thứ Năm, 19/01/2012 08:06

Giá hàng hoá tăng mạnh nhất hai tuần

Giá hàng hoá trên thị trường thế giới vừa qua một phiên giao dịch tăng giá mạnh nhất trong vòng 2 tuần do đồn đoán Trung Quốc có thể nới lỏng chính sách tiền tệ, đem lại hy vọng nhu cầu nguyên liệu sẽ gia tăng, sau khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm nhất trong vòng hơn 2 năm.

Chỉ số Standard & Poor’s GSCI 24 nguyên liệu (SPGSCI) đã tăng 1,2% lên 659,56 vào lúc gần cuối phiên giao dịch 17/1, mức cao nhất kể từ 3/1/2012, trong đó nhóm kiim loại công nghiệp tăng lên mức cao nhất 11 tuần và là nhóm dẫn đầu đà tăng.

Giá hàng hoá đã tăng 15% từ mức thấp nhất 10 tháng hôm 4/10. Đồng, dầu thô và vàng có thể sẽ tăng giá trong năm nay, nhờ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và Mỹ, bù đắp lại cho ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế châu Âu.

Giám đốc nghiên cứu hàng hoá của Commerzbank AG ở Frankfurt, ông Eugen Weinberg cho biết: “ngày càng có nhiều nhà kinh doanh tin rằng Trung Quốc sẽ nới lỏng các hơn nữa các chính sách tiề tệ”, và “điều này sẽ là động lực kích thích giá kim loại tăng”.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 8,9% trong quý 4 năm 2011, mức thấp nhất trong vòng 10 quý, khiến giới kinh doanh tin chắc rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phải nới lỏng những hạn chế đối với tiền cho vay và đồng thời thúc đẩy chi tiêu. Trung Quốc là nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, và tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới.

Chỉ số giá đồng, nhôm, chì, kẽm, nickel và thiếc tại Sở giao dịch Kim loại London (LME) tăng lên mức cao nhất kể từ 28/10.

Dầu thô

Dầu thô tăng giá lần đầu tiên trong vòng 4 phiên giao dịch bởi niềm tin của giới đầu tư Đức tăng mạnh và Pháp thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) sớm cấm vận dầu mỏ Iran. Theo tín toán, dầu thô dự trữ dầu của EU đủ dùng trong 3 tháng, và thời gian này cũng đủ để các nước như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha tìm được nguồn cung thay thế dầu từ Iran, không cần thiết là 6 tháng. Ngoại trưởng các nước thuộc EU dự kiến sẽ quyết định về lệnh cấm trên vào cuộc họp ngày 23/1 tới. Lệnh cấm vận này cần sự nhất trí từ 27 nước trong khối.

Dầu thô NYMEX kỳ hạn tháng 2 đã tăng gí 1,8% lên 100,50 USD/thùng. Dầu Brent kỳ hạn tháng 3 giảm 23 US cent xuống 111,11 USD/thùng.

Ba hãng Royal Dutch Shell Plc, Statoil ASA, Chevron Corp. và Trafigura Beheer BV chào bán dầu Forties Biển Bắc nhưng chưa ký hợp đồng nào.

Nga sẽ xuất 13 chuyến dầu thô Urals từ cảng biển Primorsk ở Baltich từ 13/1 tới 6/2, nhiều hơn 1 chuyến so với cùng kỳ tháng trước.

Các sản phẩm dầu

Giá xăng tăng lên mức cao nhất 1 tuần do sản xuất ở khu vực New York tiếp tục tăng trưởng trong tháng 1 với tốc độc nhanh nhất trong vòng 9 tháng.

Xăng kỳ hạn tháng 2 tăng 1,4% lên 2,7713 USD/gallon tại NYMEX, cao nhất kể từ 10/1.

Dầu đốt kỳ hạn tháng 2 tăng 0,3% lên 3,0372 USD/gallon.

Khí thiên nhiên

Giá khí gas thiên nhiên giảm xuống mức thấp nhất gần 10 năm do thời tiết ấm hơn bình thường và sản lượng tăng, khiến lượng dư cung ngày càng gia tăng.

Khí gas kỳ hạn tháng 2 tại Mỹ giảm 6,8% xuống 2,488 USD/mBtu, thấp nhất kể từ tháng 3/2002.

Khí gas tại Anh cũng giảm xuống 7,85 USD/mBtu.

Kim loại cơ bản

Đồng tăng lên mức cao nhất 16 tuần do dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung hơn cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu có dấu hiệu bị thắt chặt.

Đồng kỳ hạn 3 tháng giá tăng 2,5% lên 3,7295 USD/lb tại COMEX. Trong phiên giao dịch có lúc giá lên tới 3,759 USD, mức cao nhất kể từ 21/9.

Đồng LME kỳ hạn 3 tháng giá tăng 1,4% lên 8.200 USD/tấn (3,72 USD/lb).

Kim loại quý

Vàng tăng lên mức cao nhất 5 tuần cũng bởi dự đoán Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, và đồng USD giảm giá kích thích nhà đầu tư mua kim loại quý như một tài sản thay thế.

Vàng kỳ hạn tháng 2 tăng lên 1.655 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá lên tới 1.668 USD, cao nhất kể từ 13/12.

Ngũ cốc, hạt có dầu

Đậu tương và ngô tăng lần đầu tiên trong vòng một tuần bởi thời tiết ở nhiều nơi thuộc Nam Mỹ lại trở nên nóng và khô, đe doạ nguồn cung từ nước sản xuất lớn nhất thế giới là Mỹ.

Đậu tương kỳ hạn tháng 3 giá tăng 2,2% lên 11,835 USD/bushel tại Chicago. Đậu tương đã giảm giá 3,2% trong tuần qua khi dự báo sẽ có mưa thuận lợi cho mùa màng.

Ngô kỳ hạn tháng 3 giá tăng 0,8% lên 6,04 USD/bushel. Tuần qua giá ngô giảm 6,8%, mạnh nhất kể từ tháng 9.

Lúa mì kỳ hạn tháng 3 giá tăng 0,4%, lên 6,0475 USD/bushel. Giá lúa mì đã giảm 3,6% trong tuần qua sau khi Mỹ dự báo cung lúa mì Mỹ và thế giới sẽ tăng

Bông, đường, cà phê, cacao

Giá bông tăng lên kỷ lục cao 2 tháng nhờ những số liệu kinh tế khả quan hơn dự báo phát đi từ Đức và Mỹ, và triển vọng nhu cầu nguyên liệu sẽ tăng.

Bông kỳ hạn tháng 3 giá tăng 2,8% lên 98,19 US cent/lb.

Cà phê arabica kỳ hạn tháng 3 giá giảm gần 0,1% xuống 2,215 USD/lb. Trong ngày có lúc giá chỉ 2,211 USD, thấp nhất kể từ 9/1.

Đường thô kỳ hạn tháng 3 giá tăng 0,1% lên 23,86 US cent/lb.

Gia súc

Giá gia súc trên thị trường Mỹ tăng mạnh do dấu hiệu nguồn cung từ Mỹ khan hiếm mà nhu cầu xuất khẩu thịt bò lại mạnh.

Các nhà xuất khẩu Mỹ đã tăng xuất khảu 23% thịt bò trong 11 tháng đầu 2011, so với cùng kỳ năm trước đó.

Giá bán lẻ thịt bò đạt mức cao kỷ lục trong tháng 11 vừa qua, và chi phí sản xuất tăng 5% trong năm, nhiều hơn bất kỳ một loại thực phẩm nào khác (trừ hải sản).

vinanet

Các tin tức khác

>   Những dự báo giá cả đáng chú ý trong tuần này (16/01/2012)

>   Giá vàng sẽ thoái lui trong tuần tới (14/01/2012)

>   Cacao giảm giá 30,5% năm 2011, khả năng hồi phục vào 2012 (11/01/2012)

>   Đầu tư hàng hóa năm 2012: 5 điều cần lưu ý (09/01/2012)

>   10 hàng hóa tốt nhất và tệ nhất năm 2011 (31/12/2011)

>   Nguồn cung cà phê Việt Nam giảm đẩy giá thế giới tăng (31/12/2011)

>   Những hàng hóa tăng giá mạnh tại Việt Nam năm nay (26/12/2011)

>   Sẽ siết giao dịch với các sàn hàng hóa nước ngoài (23/12/2011)

>   Đầu tư hàng hóa tương lai sẽ mang lại hơi thở mới cho thị trường (22/12/2011)

>   Giá ngũ cốc “leo thang” do thời tiết khô hạn (21/12/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật