Thứ Ba, 15/05/2012 22:48

Khơi thông đầu ra cho sản phẩm

Tình trạng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn suy giảm mạnh

Đầu tuần này, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẩm tra báo cáo của Chính phủ về đánh giá thực hiện tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 để trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 3 sắp diễn ra.

Khó tăng trưởng 6%-6,5%

Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế quý I đạt 4%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây (trừ năm 2009) nhưng là mức tăng hợp lý trong bối cảnh phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Những khó khăn về kinh tế đã được lường trước, trong đó có những hệ quả của việc phải tập trung ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Quan trọng là trong điều hành chính sách, Chính phủ đã chuyển từ thế bị động sang chủ động điều hành theo lạm phát mục tiêu. Bốn tháng đầu năm, lạm phát chỉ tăng 2,6%, nhiều khả năng sẽ thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10%, thậm chí thấp hơn.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% - 6,5% như Quốc hội đề ra thì rất khó đạt, vì tăng trưởng quý II dự báo bắt đầu tốt lên nhưng cũng chỉ đạt khoảng 4,5%. Do đó, sức ép về tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm rất lớn mới có thể đạt gần 6%. Vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại như lãi suất còn ở mức cao, dư nợ tín dụng giảm, tăng trưởng công nghiệp thấp, số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng sản xuất tăng cao…

Sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ hồi phục

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên, trong khi vấn đề lãi suất cao tiếp tục được khắc phục thì dòng luân chuyển vốn tiếp sức cho các doanh nghiệp vẫn đang bị cản trở mạnh mẽ. Nguyên nhân chính là ở sự đình trệ chứ không chỉ còn do lạm phát và lãi suất cao như diễn biến tình hình của nền kinh tế Việt Nam mấy tháng trước đây.

Do đình trệ sản xuất, doanh nghiệp  khó tiêu thụ sản phẩm làm ra, dẫn tới tình trạng không trả nợ kịp thời cho ngân hàng và nợ xấu tăng nhanh nên ngân hàng không thể cho vay thêm. Trong khi đó, doanh nghiệp không bán được hàng thì cũng không có nhu cầu vay vốn để sản xuất. Như vậy, chính tình trạng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, của nhiều doanh nghiệp suy giảm mạnh. Đây là thách thức lớn đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Khả năng hấp thụ tín dụng của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng rất yếu nên một mình việc bơm thêm vốn không thể giải quyết triệt để vấn đề. Thậm chí, nếu không kiểm soát tốt hệ thống “đường dẫn” tín dụng thì việc bơm thêm vốn có thể còn gây ra cú sốc mới đối với nền kinh tế từ hậu quả gia tăng nợ xấu hay vốn chảy vào “lỗ đen” bất động sản.

“Trong bối cảnh hiện nay, điều cần thiết là phải cấp cứu để hồi sức cho doanh nghiệp thông qua các giải pháp về thuế và kích thích tiêu dùng, đẩy tăng tổng cầu để khơi thông đầu ra cho sản phẩm hàng hóa. Chỉ khi sản phẩm đầu ra được tiêu thụ tốt, sức khỏe của doanh nghiệp mới dần hồi phục và lúc đó, việc hạ lãi suất, nới lỏng tín dụng mới có tác dụng”- ông Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Cắt giảm công suất: Điều lo ngại

Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên nhận xét điểm đáng lưu ý trong bức tranh tổng thể doanh nghiệp hiện nay không hẳn là số lượng bao nhiêu doanh nghiệp phá sản, đóng cửa mà đáng lo ngại hơn là tình trạng đa số doanh nghiệp đang phải cắt giảm công suất hoạt động với mức độ cắt giảm ngày càng tăng.

Đây mới đích thực là phần chìm của tảng băng khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Nó sẽ gây ra hậu quả làm cho nền kinh tế khó đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2012 ở mức 6% - 6,5%, làm tăng mạnh số lượng lao động thất nghiệp, mất việc hay thiếu việc làm.

Linh Anh

người lao động

Các tin tức khác

>   DNNN công bố giảm chi phí gần 13 ngàn tỉ đồng  (15/05/2012)

>   Xin “khất” báo cáo Thủ tướng về FDI vào bất động sản (15/05/2012)

>   Kinh tế Việt Nam: Đừng vội mừng với những con số! (15/05/2012)

>   “Chỉ áng chừng thì Quốc hội quyết làm gì?” (15/05/2012)

>   Ông Cao Sỹ Kiêm: Gói 29.000 tỷ chỉ cứu được DN đang sống (15/05/2012)

>   Thống đốc NHNN: Dự kiến cuối năm lạm phát còn 8,5%, lãi suất còn 9-10% (15/05/2012)

>   Khoảng 50 nghìn doanh nghiệp có thể “chết” trong năm 2012 (14/05/2012)

>   Tăng trưởng kinh tế quý 2/2012 được dự báo khoảng 4,5% (14/05/2012)

>   TP.HCM: 4 tháng, 8.300 doanh nghiệp ngưng, nghỉ (14/05/2012)

>   Nhiều dự án chỉ định thầu thiếu minh bạch (14/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật