Thứ Ba, 01/05/2012 21:35

Đơn hàng xuất nhập khẩu giảm, logistics gặp khó

Tình hình giảm đơn hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đã kéo theo sự sụt giảm lượng hợp đồng của các công ty logistics (hậu cần) trong nước.

Ông Phạm Quang Thắng, Giám đốc kinh doanh của công ty chuyển phát nhanh FedEx Việt Nam cho biết, tính về tỷ trọng thì dệt may đứng đầu và da giày đứng thứ hai trong doanh thu chuyên chở hàng qua đường hàng không của FedEx Việt Nam.

Ông Thắng nói hiện đơn hàng của công ty bị giảm, trong đó đơn hàng từ doanh nghiệp dệt may giảm 30-40%. Tuy nhiên, ông Thắng không cho biết thêm thông tin cụ thể.

FedEx chủ yếu chuyên chở các mẫu hàng (sample) của các công ty nước ngoài đặt gia công tại Việt Nam.

Vị giám đốc kinh doanh này khẳng định doanh thu của công ty hiện vẫn có tăng trưởng, nhưng mức tăng trưởng chậm thấy rõ, cũng giống như tình hình chung của ngành chuyển phát nhanh. Nếu 4-5 năm trước mức tăng trưởng của ngành là 30-40% thì hiện khoảng ở mức 10-20%.

Theo ông Thắng, tại thị trường Việt Nam, trong lĩnh vực chuyển phát nhanh có bốn nhà cung cấp chính là: DHL, TNT, UPS và FedEx.

Ông Bùi Anh Đức, phụ trách bán hàng của công ty Bee Logistics (TPHCM) cho biết lượng đơn hàng của công ty giảm từ 30-40% so với cùng kỳ. Không chỉ lượng hợp đồng phục vụ xuất khẩu mà cả hàng nhập khẩu cũng bị giảm. Khách hàng không chỉ gặp khó khăn về thị trường do khó khăn kinh tế, mà bản thân họ cũng gặp khó khăn về tài chính nên không sản xuất để xuất hàng đi, ông Đức giải thích.

Ngoài thực tế lượng đơn hàng bị giảm, doanh nghiệp logistics cho biết cũng lo lắng khi một số hãng tàu thông báo chuẩn bị tăng phí vận chuyển. Ông Đức cho biết, hiện các phí tàu biển đều tăng mạnh so với năm trước, chẳng hạn như phí tàu biển đi châu Âu tăng trên 100%, đi Mỹ tăng khoảng 50% và đi Trung Quốc tăng hơn 300%.

Trong ngành logistics, phí tàu biển chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành dịch vụ logistics trọn gói (door-to-door), nên việc tăng phí tàu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp cho biết, tính cạnh tranh trong ngành logistics khá cao, đặc biệt sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Do đó, sẽ có không ít doanh nghiệp chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với khách hàng để cạnh tranh.

Lợi nhuận của các công ty logistics bị sụt giảm

Lợi nhuận của nhiều công ty trong ngành logistics đều giảm, theo báo cáo tài chính của các công ty logistics có cổ phiếu được niêm yết. Chẳng hạn như lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn bán hàng) của Công ty cổ phần Kho vận miền Nam (Sotrans) trong quí 1/2012 là hơn 26 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là trên 28 tỉ đồng. Hay, Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (Gemadept) có lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ trong năm quí 1/2012 là trên 18 tỉ đồng, giảm mạnh so với mức trên 33 tỉ đồng của cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh chưa hợp nhất của Gemadept.

T.Thu

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cần “bà đỡ” cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (01/05/2012)

>   Giá cá tra sẽ được vực dậy trong 1-2 tháng tới (30/04/2012)

>   Đánh mất thương hiệu: Khóc cũng đã muộn! (30/04/2012)

>   Ngành thức ăn chăn nuôi điêu đứng (30/04/2012)

>   Nhập siêu 400 triệu USD trong tháng 4 (30/04/2012)

>   Nông dân tiếp tục bán tháo cá tra (30/04/2012)

>   Cước phí tăng phi mã (30/04/2012)

>   Sẽ xuất khẩu linh kiện ôtô đi các nước (30/04/2012)

>   Hết thời nhân công giá rẻ, nhiều DN ‘hồi hương’ (29/04/2012)

>   Xoá sổ nhiều tỷ phú cá tra (29/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật