> >
Thứ Hai, 14/05/2012 09:10

Bức tranh hàng tồn kho quý 1/2012 của DNNY

Đa phần những giải trình báo cáo tài chính quý 1/2012 của các doanh nghiệp niêm yết đều mang màu sắc do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên hàng hóa bị ứ đọng, cung cầu mất cân đối dẫn đến lợi nhuận giảm…

Theo Bộ Công thương, hàng tồn kho quý 1/2012 tăng gần 63% so với cùng kỳ, đây có lẽ là còn số đáng phải lưu tâm mà thời gian qua các phương tiện truyền thông liên tục cảnh báo.

Nếu xét riêng 666 công ty niêm yết thì chỉ số hàng tồn kho quý 1 theo thống kê của Vietstock lại giảm 8.8%, ở mức 136,669 tỷ đồng. Nghĩa là trung bình hiện mỗi doanh nghiệp chỉ “đắp chiếu” tương đương 205 tỷ đồng hàng tồn kho, trong khi cùng kỳ con số này là 225 tỷ đồng.

Đặc biệt, hàng tồn kho của nhóm ngành sản xuất được chú ý nhất lại chỉ tăng nhẹ 0.19%, tức tăng 107 tỷ đồng, lên 56,804 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh nghiệp bất động sản lại giảm lượng tồn kho từ 74,361 tỷ đồng cùng kỳ, xuống còn 58,873 tỷ đồng (giảm 20.8%).

Công nghệ truyền thông có mức giảm mạnh nhất với 35.5%, xuống còn 843 tỷ đồng. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp cũng giảm tới 19%.

Ở chiều ngược lại, nhóm ngành tiện ích cộng đồng lại có chỉ số hàng tồn kho tăng 70%, lên 2,317 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tiếp theo là nhóm khai khoáng tăng 32.6 tỷ đồng, từ mức 2,740 tỷ đồng lên 3,633 tỷ đồng. Thương mại cũng tăng 7%, lên 12,341 tỷ đồng.

Chỉ tiêu hàng tồn kho và LNST của nhóm ngành niêm yết

Như vậy, những nhóm ngành tưởng chừng như đang gánh lượng lớn hàng tồn kho thì đều nằm ngoài dự đoán của nhiều người.

Điều này có thể xảy ra hai hướng, thứ nhất là doanh nghiệp đã bắt đầu thu hẹp, co cụm hoạt động do đói vốn, hiệu quả sản xuất kém hoặc không ít doanh nghiệp đã tiếp cận được với những động thái hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên, vấn đề lại nghiêng về khía cạnh thu hẹp hoạt động, sản xuất kém hơn khi nhìn vào con số lãi lỗ trong quý vừa qua. Cụ thể, lợi nhuận các doanh nghiệp này mang lại là 9,986 tỷ đồng, giảm gần 2% so cùng kỳ 2011. Trong đó, nhóm ngành vận tải kho bãi bị “nhấn chìm nặng” khi lỗ tới 244 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn có lãi 314 tỷ đồng.

Lợi nhuận của nhóm xây dựng bất động sản cũng giảm 56.6%, xuống mức 850 tỷ đồng. Công nghệ truyền thông và dịch vụ chuyên môn cũng giảm lần lượt là 80.7% và 36.6%.

Nhóm ngành sản xuất chỉ giảm nhẹ 5.64% lợi nhuận, từ mức 5,160 tỷ đồng xuống 4,870 tỷ đồng.

Trong khi đó, tiện ích cộng đồng và dịch vụ hỗ trợ đều có mức lãi tăng mạnh so với cùng kỳ, lần lượt là 361% và 268%. Khai khoáng cũng là một trong 3 nhóm có tăng trưởng lợi nhuận dù chỉ tăng nhẹ 4.5%.

Nhìn chung, so với cùng kỳ, các doanh nghiệp đang nỗ lực giảm cung nhưng vấn đề kích cầu thị trường vẫn chưa có cải thiện.

Minh An (Vietstock)

Finfonet


>   Xe máy Bến Thành không còn là công ty con của BSC (14/05/2012)

>   PVD hoãn kế hoạch phát hành 200 triệu USD trái phiếu quốc tế (12/05/2012)

>   DIC: Thoái vốn khỏi dự án Xuân Thới Sơn và cao ốc Trần Hưng Đạo (12/05/2012)

>   Vì sao EIB tham gia thương vụ Sacombank? (12/05/2012)

>   HPC: Đặt kế hoạch lợi nhuận 25 tỷ đồng trong năm nay (12/05/2012)

>   ACB: Lãi ròng hợp nhất quý 1 đạt 837 tỷ đồng (11/05/2012)

>   PXM: Lãi ròng hợp nhất quý 1 chỉ có 572 triệu đồng (11/05/2012)

>   PJT: Quý 1 lãi ròng hợp nhất đạt 4.5 tỷ đồng (11/05/2012)

>   GFC: Quý 1, công ty mẹ lỗ 15 tỷ đồng (11/05/2012)

>   PSC: Doanh thu lợi nhuận quý 1 đồng loạt giảm (11/05/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật