Thứ Bảy, 21/04/2012 09:59

Tường thuật ĐHĐCĐ thường niên 2012 sáng 21/04 tại Đồng Nai

Vinacafe - Masan: Tham vọng thống lĩnh thị trường cà phê Việt

Ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch HĐQT cho biết, với sự tham gia và hỗ trợ lớn của Masan Cosumer (MCF), HĐQT đưa ra tầm nhìn 2016 sẽ đưa VCF thống lĩnh thị trường cà phê Việt Nam với 80% thị phần cà phê hòa tan và 51% thị phần cà phê rang xay.

Các ngành hàng khác ngoài cà phê, CTCP Vinacafe Biên Hòa (HOSE: VCF) cũng có tham vọng chiếm ít nhất 51% thị phần, đồng thời trở thành 1 trong 3 công ty niêm yết lớn nhất trong ngành thực phẩm - đồ uống. Đội ngũ nhân lực Vinacafé Biên Hòa phải là những người có tài năng và thu nhập hàng đầu trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Kế hoạch của VCF qua các năm

Nguồn: VCF

Ông Thiêm cho biết, mục tiêu của Vinacafé Biên Hòa sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, làm cho cà phê trở thành một thức uống thông dụng, được người Việt Nam sử dụng hàng ngày.

Ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch HĐQT VCF đang báo cáo tại Đại hội

Lợi nhuận 2012 gấp đôi 2011

Trình bày về kế hoạch năm 2012, ông Phạm Quang Vũ, Tổng Giám đốc cho biết, công ty cam kết đạt 3,000 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế 360 tỷ đồng. Trong điều kiện thận lợi, công ty cũng phấn đấu đạt 3,500 tỷ đồng doanh thu, và 420 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tức cao gấp đôi năm 2011. HĐQT chưa đưa ra một con số cụ thể nào cho cổ tức 2012.

Định hướng hoạt động của VCF trong năm là tái cơ cấu  hệ thống phân phối với phương châm: hiện đại, mạnh, hiệu quả trên cơ sở tận dụng các điểm mạnh của hai hệ thống phân phối của Vinacafé và Masan Consumer. Tung ít nhất 2 sản phẩm mới đồng thời triển khai chuỗi quán Vinacafé nhằm mục tiêu quảng bá thương hiệu và đi đến có lãi từ mô hình chuỗi quán cà phê Việt Nam.

Đại hội đang diễn ra tại Nhà hàng Sonadezi - Khu Công nghiệp Biên Hòa 2 - Đồng Nai

Lợi nhuận 2011 vượt chỉ tiêu nhờ giá cà phê tăng cao nhất kể từ 1992

Báo cáo tại Đại hội, ông Vũ cho biết, năm 2011, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của VCF đạt 1,586 tỷ đồng, thực hiện 82% so với kế hoạch và tăng 22% so với 2010; lợi nhuận sau thuế lên đến 211 tỷ đồng, vượt 52% so với kế hoạch và tăng 31% so với 2010.

Theo ông Vũ, so với năm 2010, tổng doanh thu từ bán hàng năm 2011 tăng chủ yếu do tăng giá bán sản phẩm. Trong khi khối lượng hàng bán nhóm cà phê và ngũ cốc dinh dưỡng giảm nhẹ, tương ứng ở các mức 4.3% và 6.6% so với năm 2010. So với kế hoạch, tiêu thụ cà phê các loại và ngũ cố dinh dưỡng đạt 80%.

Chưa có ý định tăng vốn

Trao đổi bên lề đại hội, ông Phạm Quang Vũ cho biết, mặc dù biết nhu cầu nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu VCF nhưng trong thời điểm hiện tại, công ty chưa có ý định tăng vốn hay phát hành thêm mà chỉ ưu tiên vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ông cũng cho biết, Masan đã và đang hỗ trợ rất tốt cho công ty ở mảng phân phối sản phẩm, còn những hoạt động khác vẫn do VCF đảm nhiệm.

Mặc dù khối lượng tiêu thụ và doanh thu hàng bán đều thấp hơn kế hoạch, nhưng lợi nhuận 2011 vượt chỉ tiêu đề ra nhờ cà phê nguyên liệu lên cao nhất kể từ 1992.

Theo báo cáo của BKS, tính đến cuối năm 2011, tổng tài sản của công ty tăng 12% so với đầu năm khi đạt 818 tỷ đồng, trong đó 762 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn. Đáng chú ý, nợ phải trả giảm rất mạnh, từ 150 tỷ đồng xuống còn xấp xỉ 93 tỷ đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng 25% đạt 725 tỷ đồng.

12% cổ tức tiền mặt còn lại của 2011 sẽ chi trả vào tháng 5/2012

Tại tờ trình về việc phân phối lợi nhuận 2011, HĐQT đề xuất trích 2.13 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế 175.42 tỷ đồng của năm 2011 để trả thù lao cho HĐQT và BKS. Còn lại 172 triệu đồng để trả thù lao cho HĐQT và BKS. Ngoài ra, HĐQT cũng đề xuất trích 2% lợi nhuận sau thuế, gần 1.46 tỷ đồng để thưởng cho Ban điều hành.

Ông Đoàn Đình Thiêm cho biết thêm, HĐQT nhận thấy trách nhiệm của mình nên đã chủ đồng giảm mức thưởng 2011 xuống thấp hơn so với mức 15% phần lợi nhuận vượt mà ĐHĐCĐ 2011 đã thông qua. Bởi nếu xét trên mức 51% vượt kế hoạch năm 2011, con số 15% sẽ rất lớn, không phù hợp với tình hình khó khăn trong năm vừa qua. 

Công ty dự kiến chia cổ tức 20% bằng tiền mặt cho cổ đông, trong đó tạm ứng 8% vào năm 2011, phần còn lại sẽ chia tiếp vào tháng 5/2012.

Sau khi trích các quỹ, lợi nhuận còn lại chưa phân phối là 94.6 tỷ đồng.

Ông Thiêm cho biết thêm, do công ty đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và phát triển nên có nhu cầu đầu tư khá lớn. HĐQT đã cân nhắc chia cổ tức một phần cho cổ đông, phần còn lại để tái đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện vay vốn ngân hàng còn nhiều khó khăn. Về kế hoạch cổ tức 2012, ông Thiêm cho biết sẽ khó vượt mức 20% bởi công ty vẫn còn nhu cầu đầu tư.

Các tờ trình cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 đã được biểu quyết thông qua. Riêng vấn đề trả cổ tức 2012 được thông qua với mức không quá 20%, con số cụ thể sẽ do HĐQT quyết định. Ngoài ra, thù lao HĐQT năm 2012 cũng được quyết định với mức 30 triệu đồng/tháng đối với Chủ tịch và 20 triệu đồng/tháng/người với các thành viên khác. Năm 2012 sẽ không thực hiện thưởng cho HĐQT nếu lợi nhuận vượt kế hoạch. 

Viết Vinh (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Ngân hàng hoãn ĐHCĐ: Kẻ lợi người lo (21/04/2012)

>   CSG: Tranh cãi kịch liệt, chưa ngã ngũ câu chuyện giải thể (21/04/2012)

>   VCB: Quý 1, dự phòng rủi ro gấp 2.3 lần cùng kỳ kéo LN giảm (21/04/2012)

>   Đường Biên Hòa bị làm nhái (21/04/2012)

>   DIG thống nhất chỉ tiêu lãi sau thuế 115 tỷ đồng trong 2012 (20/04/2012)

>   Tranh chấp Vạn Lợi - IPA: IPA sẽ kháng cáo toàn bộ bản án (20/04/2012)

>   BMP: SCIC kiến nghị nâng cổ tức 2011 lên 50% (20/04/2012)

>   VFC: Đại hội thống nhất hủy niêm yết tự nguyện trên HOSE (20/04/2012)

>   PTM: Quý 1 thoát lỗ nhờ hoạt động tài chính (20/04/2012)

>   Chứng khoán Thăng Long đặt kế hoạch lãi 10.5 tỷ đồng (20/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật