Thứ Bảy, 21/04/2012 09:23

Tường thuật ĐHĐCĐ thường niên 2012 sáng 21/04 tại TPHCM

CSG: Tranh cãi kịch liệt, chưa ngã ngũ câu chuyện giải thể

Đại hội thường niên của Cáp Sài Gòn (HOSE: CSG) kết thúc lúc 13h40 ngày 21/04, cả 3 phương án biểu quyết đều không đủ tỷ lệ để thông qua. Đằng sau câu chuyện "còn hay mất" của CSG vẫn còn đó nhiều câu hỏi chưa có lời đáp. HĐQT sẽ tiếp tục trình xin ý kiến từ UBCK và HOSE.

Đại hội diễn ra với nhiều tranh cãi gay gắt và thông tin chưa rõ ràng. Cổ đông đã nhất trí phân thành ba phương án biểu quyết tại Đại hội. Kết quả kiểm phiếu cho thấy: 64.58% đồng ý phương án giải thể công ty; 26.83% theo phương án tiếp tục hoạt động; còn 8.47% nhất trí với việc giảm vốn điều lệ.

HĐQT bất ngờ tuyên bố bỏ tờ trình giải thể

Thật bất ngờ khi phương án giải thể Cáp Sài Gòn gây xôn xao dư luận lại được chuyển thành phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh đang được HĐQT trình tại Đại hội thường niên 2012 vào đầu giờ Đại hội.

Cụ thể, theo tờ trình HĐQT đưa ra hai phương án: (1) Giải thể công ty, (2) Giảm vốn điều lệ và tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên tại Đại hội, HĐQT xin phép bỏ phương án giải thể theo tờ trình trước đó.

Ở phương án thứ (2), HĐQT trình cổ đông thông qua việc giảm vốn điều lệ bằng số lượng cổ phiếu quỹ đã mua vào tại thời điểm gần nhất và xác định lại vốn điều lệ. 

Ngoài ra, công ty tiến hành chào mua công khai tối đa 70% số lượng cổ phiếu CSG còn lại sau khi đã điều chỉnh giảm vốn điều lệ, tương ứng với số lượng cổ phiếu quỹ đã mua tính đến thời điểm gần nhất. Giá chào mua theo giá trị giao dịch bình quân 5 phiên trên thị trường tại ngày chốt danh sách bắt buộc phải bán theo tỷ lệ chào mua hoặc giá mua lại bằng mệnh giá 10,000 đồng/cp. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2012.

Năm 2012, CSG đặt chỉ tiêu 200 tỷ đồng doanh thu, trong đó dây đồng đóng góp 120 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng, gồm sản xuất kinh doanh là 6 tỷ đồng, đầu tư tài chính, khác chiếm 9 tỷ đồng. Cổ tức ở mức 12%.

Để hoàn thành chỉ tiêu này, CSG tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh chính: dây đồng, cáp điện, đặc biệt là nghiên cứu các sản phẩm cáp ngầm phục vụ  cho công tác ngầm hóa mạng lưới  trong thời gian tới. Đồng thời thu hồi vốn đầu tư từ Samland (10 tỷ đồng) về tập trung cho lĩnh vực cốt lõi là sản xuất dây cáp. Sang nhượng quyền sử dụng đất 20,000 m2 và 5,000 m2 nhà xưởng để đầu tư vào các lĩnh vực khác hiệu quả hơn.

“Giải thể chưa hẳn là giải pháp tốt cho công ty. Công ty chưa lỗ nên chưa cần thiết phải giải thể. Ngoài ra, giải thể cũng không hẳn là việc dễ dàng” - Một đại diện HĐQT phát biểu.

Ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch HĐQT cũng cho biết, nếu ĐHĐCĐ không đồng tình với phương án mới và muốn giải thể, thì vẫn sẽ theo số phiếu biểu quyết cao nhất của cổ đông.

Ngay khi HĐQT dứt lời, một cổ đông đã bức xúc phát biểu, nếu CSG đã có phương án giải thể thì không nên đưa phương án tổ chức sản xuất kinh doanh vào tờ trình Đại hội. Việc đưa ra phương án giải thể đã ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của công ty. Một công ty làm ăn có lãi và lại có lượng tiền mặt dồi dào bỗng dưng tuyên bố giải thể nhưng đến giờ lại tổ chức lại hoạt động kinh doanh.

Ông Trắc cho biết HĐQT là người do Đại hội cổ đông bầu ra. HĐQT phải chịu trách nhiệm trước cổ đông, ngân sách nhà nước, chăm sóc người lao động và đóng góp cho cộng đồng xã hội. Với các trách nhiệm như trên, theo ông Trắc việc giải thể không phải là phương án tốt hiện nay. CSG vẫn có lãi, lượng tiền mặt dồi dào và được định giá tốt.

Nếu biểu quyết giải thể hay không là do số phiếu biểu quyết của Đại hội. Ông Trắc cho biết cổ đông không nên bức xúc với HĐQT mà hãy lắng nghe phần trình bày của họ về phần định hướng kết quả kinh doanh thời gian tới có khả thi hay không.

Sáng lập viên đề nghị giảm vốn xuống 80 tỷ đồng

Một sáng lập viên của CSG, đại diện phần vốn của công ty Giày Thái Bình (TBS) kêu gọi cổ đông đoàn kết để xây dựng lại công ty và bảo toàn vốn của cổ đông. Đại diện này cho rằng tiền mặt của công ty còn lớn, phương án khả thi là giảm vốn điều lệ. Với khối tài sản như nhà xưởng thì nên duy trì vốn điều lệ khoảng 80 tỷ đồng, không đầu tư tài chính.

Đại diện TBS nhấn mạnh việc nên tập trung vào phương án giảm vốn điều lệ.

Nói về phương án giảm vốn điều lệ, HĐQT sẽ xin phép Đại hội giảm vốn điều lệ xuống còn 80 tỷ đồng. Có thể công ty sẽ chào mua công khai 30%, sau đó, cơ cấu lại nhân sự, tính toán lại chiến lược sản phẩm. Giờ kinh doanh đồng chắc chắn sẽ thất bại.

Phó chủ tịch trình phương án tái cơ cấu mới, Chủ tịch phản đối

Không đồng tình với ý kiến của HĐQT cũng như cho rằng ông Trắc vừa là Chủ tịch của CSG và là Tổng giám đốc của SAM (tổ chức đang  nắm giữ hơn 31% vốn của CSG) sẽ là xung đột lợi ích khi CSG là đối thủ của SAM, Phó Chủ tịch, ông Phạm Hồng Sơn, tiến hành trình bày phương án tái cơ cấu hoạt động riêng.

Theo đó, năm 2012 lợi nhuận trước thuế của CSG sẽ đạt 40 tỷ đồng/300 tỷ đồng vốn điều lệ, chiếm 3% thị trường dây và cáp điện, 10% thị trường dây đồng. Đến 2013, lợi nhuận trước thuế tăng lên 80 tỷ đồng /600 tỷ đồng vốn điều lệ , chiếm 5% thị trường dây và cáp điện, 15% thị trường dây đồng.

Ông Sơn cho biết nếu ai không có ước mơ phát triển CSG thì ông Sơn sẽ mua lại.

Chiến lược của CSG theo ông Sơn là giống với HAG. Sau khi tăng vốn lên vài ngàn tỷ, ông dự kiến trồng cao su tại Campuchia và khai thác vàng. Theo ông, không có ngành nào dễ dàng và sinh lời như khai thác tài nguyên. Ông Sơn tự tin nói rằng ông có những mối quan hệ rộng lớn nên sẽ có cách đưa công ty lên.

Tuy nhiên ông Trắc khẳng định, với 40% số cổ phần đang được nắm giữ và ủy quyền, ông sẽ phủ quyết phương án của ông Sơn với lý do là không khả thi.

Chia sẻ cùng chúng tôi bên lề Đại hội, ông Phạm Ngọc Cầu, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc hoàn toàn ủng hộ phương án của ông Sơn trình bày. Được biết, ông Cầu đang nắm giữ 214,820 cp, chiếm 0.72% vốn điều lệ.

Kiểm phiếu: Cuộc chiến sinh tồn

Ngoài 2 phương án là giải thể và giảm vốn điều lệ, ông Sơn nhắc cổ đông rằng việc biểu quyết còn có thêm 1 phương án khác là không làm gì cả mà tiếp tục hoạt động. Và ông đề nghị phải làm lại giấy biểu quyết vì trong phiếu chỉ có 2 phương án.

Trước nhiều thông tin chưa rõ ràng tại Đại hội, cổ đông đã yêu cầu HĐQT báo cáo chi tiết trường hợp giữ lại trước khi tiến hành biểu quyết.

Đại hội đi đến kết luận sẽ phân thành ba phương án: (1) Giải thể công ty, (2) Giảm vốn điều lệ và (3) Tiếp tục hoạt động.

Kết quả kiểm phiếu cho thấy: 64.58% đồng ý phương án giải thể công ty; 26.83% theo phương án tiếp tục hoạt động; còn 8.47% nhất trí với việc giảm vốn điều lệ.

Đại hội tiếp tục gây tranh cãi. Ông Trắc xin phép Đại hội sẽ làm việc lại với cơ quan luật pháp để quyết định và đã được 100% cổ đông có mặt đồng ý.

Đại hội kết thúc lúc 13h40, cổ đông thông qua việc giao cho HĐQT hoàn tất các thủ tục pháp lý để trình UBCKNN và Sở GDCK TPHCM.

CSG - SAM: Hai đối thủ cùng một lãnh đạo?

Vào giữa Đại hội, Phó Chủ tịch HĐQT CSG, ông Phạm Hồng Sơn đẩy không khí Đại hội lên cao trào khi phát biểu rằng: CSG là đối thủ của SAM, việc ông Trắc, Chủ tịch của CSG và Tổng giám đốc của SAM, cùng điều hành cả hai công ty này là sẽ có việc xung đột lợi ích.

Chờ kiểm phiếu

12h20: Ông Trắc phát biểu rằng, nếu hôm nay Đại hội không thông qua được thì SAM sẽ thâu tóm công ty này.

12h25: "Trong trường hợp, anh thâu tóm công ty, tôi sẽ bán lại 15% cho SAM" - Ông Sơn phản hồi.

12h27: Ông Trắc đề nghị ông Sơn bán trước ngày 10/05 để SAM hưởng cổ tức 3.5%.

Ngay sau đó, ông Trắc phản đối việc ông Sơn phát biểu và đề nghị mời ông Sơn xuống.

Ông Sơn cho biết, ông Trắc lại là người đại diện cho 31% vốn góp của SAM nên các ý kiến của ông Trắc sẽ có phần xung đột lợi ích. Còn ông Sơn tuy làm Phó Chủ tịch HĐQT nhưng từ trước đến nay chỉ là "bù nhìn", mọi ý kiến của ông Sơn đều bị phủ quyết.

Một cổ đông phát biểu, CSG đưa ra phương án giải thể công ty do việc kinh doanh cáp viễn thông không tốt nhưng tại sao SAM vẫn còn hoạt động. Liệu có phải đây là cách thức mà SAM triệt tiêu đối thủ?.

Tuy nhiên, theo ông Trắc thì bản thân SAM không làm cáp viễn thông nữa nên không có việc cạnh tranh với CSG.

Danh sách cổ đông trên 2% của CSG tính đến ngày 12/03/2012:

Nguồn: CSG

Cổ đông lớn SAM nghĩ gì về giải thể công ty?

Trước đó, ngày 05/04, Tại ĐHĐCĐ thường niên 2012 của CTCP Đầu tư & Phát triển Sacom (HOSE: SAM), ông Trắc, Tổng giám đốc SAM đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT của CSG cho biết SAM muốn CSG giải thể do CSG đang lỗ từ hoạt động kinh doanh chính. Nếu việc giải thể diễn ra suôn sẻ thì SAM có thể nhận được khoản tiền mặt vượt giá thị trường của CSG như hiện nay.

Ông chia sẻ, CSG có vốn điều lệ là 297 tỷ đồng nhưng đã thu về 10% vốn. Vì vậy, thực tế vốn lưu thông trên thị trường của CSG chỉ còn khoảng 260 tỷ đồng.

Đến ngày 27/03/2012, tiền mặt của CSG còn khoảng 231 - 232 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi xem xét kế hoạch kinh doanh năm nay, và đặc biệt là năm 2011, thì thực tế CSG chỉ lãi 10.2 tỷ đồng, và mức lãi này chủ yếu nhờ vào tiền lãi ngân hàng, còn hoạt động kinh doanh chính bị lỗ.

Năm nay, trong 3 lĩnh vực chính, CSG đặt kế hoạch chủ yếu dựa vào sản phẩm cáp viễn thông, dây đồng và cáp điện. Trong đó, dây cáp điện khả năng cạnh tranh yếu, công tác thu nợ kém. Với cách này, SAM đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Hiện HĐQT đã làm việc với các đối tác Canada, Singapore để bán, nhưng họ chỉ trả có 10,750 đồng/cp.

CSG hiện có 5.4 ha đất đã được trả 50 năm, ngoài ra trong kho của công ty còn có trên 100 tấn đồng, lò đồng cùng nhiều tài sản khác. Vì vậy, các cổ đông lớn gần như đều thấy rằng giải thể sẽ có lợi hơn.

Bội Mẫn (Vietstock)

Finfonet

Tin liên quan:

* CSG: Khi giải thể vẫn đảm bảo chia cho cổ đông trên 12,000 đồng/cp 

* CSG công bố phương án giải thể công ty

* CSG: Cổ đông lớn SAM nghĩ gì về giải thể công ty?

* Chủ tịch CSG: Giải thể để đảm bảo lợi ích cổ đông

* CSG giải thể: Nên bán hay mua cổ phiếu?

* CSG: HĐQT sẽ xin ý kiến giải thể công ty

Các tin tức khác

>   VCB: Quý 1, dự phòng rủi ro gấp 2.3 lần cùng kỳ kéo LN giảm (21/04/2012)

>   Đường Biên Hòa bị làm nhái (21/04/2012)

>   DIG thống nhất chỉ tiêu lãi sau thuế 115 tỷ đồng trong 2012 (20/04/2012)

>   Tranh chấp Vạn Lợi - IPA: IPA sẽ kháng cáo toàn bộ bản án (20/04/2012)

>   BMP: SCIC kiến nghị nâng cổ tức 2011 lên 50% (20/04/2012)

>   VFC: Đại hội thống nhất hủy niêm yết tự nguyện trên HOSE (20/04/2012)

>   PTM: Quý 1 thoát lỗ nhờ hoạt động tài chính (20/04/2012)

>   Chứng khoán Thăng Long đặt kế hoạch lãi 10.5 tỷ đồng (20/04/2012)

>   SBC: Thông qua lợi nhuận 26.6 tỷ đồng cho năm 2012 (20/04/2012)

>   THB: Quý 1 đạt 1.8 tỷ đồng lãi sau thuế (20/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật