Thứ Ba, 17/04/2012 10:39

SGT và SaigonPostel: Hai yếu có hợp thành mạnh?

S-Fone không chỉ cần sự hậu thuẫn của một đối tác mạnh về tài chính, công nghệ lẫn kinh nghiệm mà còn cần một chiến lược dài hơi trong điều kiện thị trường viễn thông Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt và đang có sự sắp xếp lại.

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vừa đưa cổ phiếu SGT của công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn (SaigonTel – SGT) vào diện cảnh báo, vì kinh doanh thua lỗ trong năm 2011 với mức gần 134 tỉ đồng…

Nhưng thông tin được thị trường quan tâm chưa hẳn ở khoản lỗ trên, mà còn ở hạng mục quan trọng SGT theo đuổi hai năm qua trong vai trò đối tác chiến lược tại công ty dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SaigonPostel – BCVT).

SPT khó khăn nhiều năm liền và khi có đối tác mới vẫn chưa tìm ra lối thoát, đặc biệt là giải quyết sự trì trệ cho mạng di động S-Fone. Thành phần lãnh đạo SPT đã thay đổi với sự tham gia của ông Đặng Thành Tâm (chủ tịch SGT) và ông Hoàng Sĩ Hoá (tổng giám đốc SGT). Đầu tháng 3 rồi, ông Hoá đã chính thức nắm quyền tổng giám đốc SPT thay cho ông Hồ Hồng Sơn, người điều hành mạng S-Fone từ ngày đầu thành lập. Người SGT cũng điều hành các dự án trọng điểm khác của SPT như tuyến cáp quang biển AAG, mạng NGN, mạng cáp quang bên cạnh các dự án phát triển cao ốc văn phòng SPT.

Trong khi SGT thua lỗ thì tình trạng SPT cũng không kém, bởi sự khó khăn của mạng viễn thông S-Fone cùng các khoản đầu tư tài chính và địa ốc khác. Năm 2010, SPT thua lỗ 91 tỉ đồng chưa tính khoản lỗ tại mạng S-Fone, lỗ luỹ kế chín tháng đầu năm 2011 đã lên đến 191 tỉ đồng.

Trong một diễn biến liên quan, bộ Thông tin và truyền thông tuần rồi đã đồng ý cho S-Fone chuyển đổi từ công nghệ mạng CDMA sang công nghệ 3G (HSPA) trên băng tần 800MHz mà nhà mạng này đang khai thác. Lịch sử thị trường cho thấy sự “thay máu” và phát triển của mạng di động cần đến cả chục ngàn tỉ đồng. Với tiềm lực của cả hai đối tác hiện nay, không mang lại khả năng vực dậy mạng S-Fone lẫn những mảng đầu tư khác tại SPT. Rõ ràng SGT không đủ lực để cấp vốn cho S-Fone và trông chờ vào một đối tác mới.

Thị trường dấy lên thông tin cuộc gá hôn có thể diễn ra với Huawei hoặc ZTE của Trung Quốc, cùng hai mạng viễn thông đang “xem mắt” khác đến từ ASEAN và châu Âu, thậm chí cả đối tác trong nước.

Tuy nhiên, dù đối tác thứ ba là ai thì tương lai của mạng di động một thời góp phần tạo nên sự đổi mới của thị trường viễn thông Việt Nam này vẫn còn rất mờ nhạt. Lịch sử thị trường viễn thông cho thấy, hầu hết các mạng viễn thông đều đang được sự hậu thuẫn từ tập đoàn mẹ với tiềm lực tài chính dồi dào, nhưng sau nhiều năm liền vẫn chưa chen chân được trước sức mạnh của các gã khổng lồ Viettel và VNPT. Trong khi đó, không chỉ tình hình tài chính mà người của SGT lẫn SPT trong những năm qua cho thấy không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ, khả năng quản trị lẫn năng lực khai thác thị trường.

Hai yếu không thể hợp thành mạnh, vì thế S-Fone vẫn phải chờ cơ hội mới.

Tuyết Ân

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   OGC mua hơn 26 triệu cổ phiếu Quản lý Bất động sản Đại Dương (16/04/2012)

>   DRC phát hành 23 triệu cổ phiếu để thưởng và trả cổ tức (16/04/2012)

>   Công ty chứng khoán Sen Vàng sẽ sáp nhập (16/04/2012)

>   Địa ốc Cao su sẽ phát hành 1.8 triệu cp với giá 10,000 đồng/cp (14/04/2012)

>   Sojitz làm gì sau khi nắm cổ phần chi phối tại Hương Thủy? (12/04/2012)

>   Đối tác chiến lược: 1+1= nhiều hơn 2 (12/04/2012)

>   Góp vốn bằng tài sản cần được định giá (12/04/2012)

>   CTG phát hành thành công gần 600 triệu cổ phiếu (11/04/2012)

>   Chặn nỗi lo DN “mất lúc nào không biết” (11/04/2012)

>   SD6 sắp phát hành hơn 1.7 triệu cp để hoán đổi cổ phiếu S64 và SSS (10/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật