Chủ Nhật, 01/04/2012 10:00

Ngân hàng thay chủ, đổi tướng có đổi vận?

Gần đây, lĩnh vực ngân hàng không chỉ luôn nóng bỏng về vấn để lãi suất, tỷ giá mà những đổi thay sau "hậu trường" cũng diễn ra khá nhộn nhịp và gây nhiều chú ý cho dư luận.

Đặc biệt là từ các động thái thay đổi chủ đầu tư và nhân sự lãnh đạo cao cấp (CEO). Chuyện "thay tướng để đổi vận" là việc xưa nay các chiến lược gia quân sự, hay kinh tế vẫn làm nhưng ở Việt Nam liệu hồi kết sẽ ra sao?

Trong vấn đề chủ vốn đầu tư, từ năm 2010, sự thay đổi một cách căn bản cơ cấu cổ đông của ngân hàng VPbank có thể xem như cột mốc đầu tiên đánh dấu trào lưu thâu tóm, sáp nhập ngân hàng của thập kỷ mới.

Sau VPBank giới tài chính chứng kiến sự thoái vốn của Vietcombank ở Ngân hàng Gia Định, những cuộc mua bán cổ phiếu dẫn đến "thay chủ" ở một vài NHTM khác. Các nhà băng nhỏ được mua đã đành, nhưng cả các đơn vị lớn cũng không nằm ngoài tầm ngắm của giới đầu tư.

Trong vấn đề thay đổi nhân sự cao cấp, một loạt giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng vừa ra đi, thay vào đó là những người mới. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa phát đi thông tin báo thay Tổng giám đốc cũ bằng người mới trẻ trung hơn.

Trước đó, trong giới NHTM Việt đã diễn ra vài cuộc thay đổi CEO cao cấp, Western Bank (WEB) thông báo về việc ông Đặng Đức Toàn, Tổng Giám đốc Western Bank, thôi chức. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng vừa bổ nhiệm ông Simon Morris làm tổng giám đốc mới thay cho ông Nguyễn Đức Vinh. Các ngân hàng như ABBank, VIB, Maritimebank (MSB), BaoVietBank, TienPhong Bank cũng đã thay hoặc đang chờ hoàn tất quy trình bổ nhiệm tổng giám đốc mới.

Trong vấn đề "đổi chủ", người ta có thể nhận thấy  trong những cuộc M&A ngân hàng mới đây, có những ông chủ ngân hàng công khai, và có cả giấu mặt. Những nhóm nhà đầu tư đứng ra mua bán cổ phiếu ngân hàng chưa hẳn là mua bán cho họ. Trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, đã có không ít trường hợp cổ đông đứng tên hộ cho nhau. Ở những trường hợp đó, chủ nhân thực của ngân hàng chỉ có một, hai nhân vật.

Phải khẳng định, chuyện thay đổi cơ cấu cổ đông ngân hàng là bình thường nếu sự "đổi ngôi" mang lại lợi ích cho các bên và làm ngân hàng lớn mạnh. Nhưng ai là người đang mua ngân hàng thực sự, những ai đứng đằng sau các nhóm nhà đầu tư mới là vấn đề được quan tâm. Bởi đơn giản 'tính mạng" tài sản, tiền bạc của họ nằm trong tay của những người này

Đối với vấn đề "thay tướng" (tức các Tổng giám đốc - CEO) vấn đề còn hấp dẫn hơn. Mặc dù trên hình thức, lý do được các NHTM đưa ra trong vấn đề thay đổi nhân sự cao cấp thường là  muốn "trẻ hóa", hay "theo nguyện vọng cá nhân", hoặc cần những nhà lãnh đạo giàu ý tưởng và sức sáng tạo để kích hoạt tiềm năng của doanh nghiệp..Tuy nhiên, theo những chuyên gia kinh tế thì vấn đề không hoàn toàn đơn giản như thế.

Bởi nói gì thì nói, việc thay tổng giám đốc điều hành cũng là điều tối kỵ và được liệt là động thái bất thường, bởi nhất định cổ đông, khách hàng có thể đặt câu hỏi xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, sự "bất thường" nói trên gần đây đã dần được biến thành một sự "bình thường".

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề thay tướng, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Đại Lai cho rằng đây là một vấn đề tế nhị. Tuy nhiên ông cũng có những kiến giải khá sắc sảo về vấn đề này. Theo ông này, mọi sự vật hiện tượng đều vận động, thông thường thì khi có một sự thay đổi người ta thường kỳ vọng nó sẽ tốt hơn lên, nhưng cũng có những sự thay đổi lại mang lại sự rủi ro và đi xuống. Mọi sự thay đổi đều có nguyên nhân của nó, thông thường thì khi cỗ máy đang vận hành tốt người ta chẳng tội gì phải thay đổi người đứng đầu.

Tuy nhiên, những thay đổi này cũng đánh dấu sự thay đáng chú ý trong tư duy của lãnh đạo. Những ai thích ứng với những vị trí đứng đầu và phát triển được công việc tốt nhất sẽ được lựa chọn, những ai không thích hợp thì sẽ bị đào thải.

Đồng thời, ông Lai cũng cho rằng đừng phán xét vội, hãy để thời gian phán xét liệu những thay đổi nhân sự này có chuẩn hay không, thông qua những hiệu quả mới mà những nhân sự mới mang lại. Thay đổi Tổng giám đốc nhưng lãi suất có giảm, kinh doanh có hiệu quả hơn hay kém đi... mới là những tiêu chí khoa học để đánh giá.

Ông Lai lưu ý, cũng như một vài lĩnh vực khác, nhiều ngân hàng đã tiến hành thay đổi CEO "nội" bằng CEO ngoại, về mặt hình thức thì có thể tạm ổn, vì CEO ngoại thì thường được đào tạo bài bản, có 'lý lịch đẹp". Nhưng chuyện chứng chỉ "đẹp" là một chuyện còn khả năng thích ứng với nền văn hóa, với tập quán, cơ chế thị trường của nước mình hay không để phát huy được tối đa hiệu quả công việc thì chưa hẳn...

Tất nhiên, những phân tích nói trên cũng mới chỉ mang tính "tham khảo", lộ trình "thay chủ, đổi tướng" có "đổi vận" được cho các nhà băng hay không thì còn phải đợi thời gian  trả lời...

Tâm Thời

Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Các tin tức khác

>   Mở kho dữ liệu Ngân hàng Nhà nước (01/04/2012)

>   Nhà băng ưu ái hộ kinh doanh cá thể (31/03/2012)

>   Thông tư 06 - thêm một giải pháp tái cấu trúc ngân hàng (31/03/2012)

>   Hợp nhất, sáp nhập ngân hàng: Không nên để "tự nguyện"  (30/03/2012)

>   Tín dụng cá nhân chờ lãi suất giảm (30/03/2012)

>   Có 2 ngân hàng đề xuất hợp nhất cùng DongABank (30/03/2012)

>   NHNN đã thay đổi cách "giao tiếp" với thị trường  (30/03/2012)

>   Nên khoanh nợ xấu bất động sản (30/03/2012)

>   Tăng trưởng tín dụng âm sau nhiều năm: Vẫn chuyện lãi suất! (30/03/2012)

>   Những ngày ngoạn mục của tỷ giá (30/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật