Chủ Nhật, 22/04/2012 10:08

Huy động vốn bằng trái phiếu: Khó và dễ !

Việc phát hành trái phiếu chỉ có thể mang lại thành công nếu DN đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của nhà đầu tư về quy mô, tiềm lực, sự minh bạch trong hoạt động của DN.

Trong bối cảnh các kênh huy động vốn truyền thống gặp không ít khó khăn thì việc huy động vốn thông qua trái phiều là phương thức được nhiều DN lớn ưa chuộng.

Địa chỉ thời “đói” vốn”

Năm 2011, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) huy động 60 triệu USD từ các nhà đầu tư quốc tế thông qua phát hành 24,3 triệu GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu) tại thị trường chứng khoán London; Cty Cổ phầnTập đoàn Ma San cũng công bố đã huy động được 235 triệu USD gồm khoản trái phiếu chuyển đổi trị giá 155 triệu có thời hạn 4 năm cho tập đoàn và khoản vay 80 triệu USD cho Cty Masan Resource; Mới đây nhất, Cty CP Vincom vừa chính thức thông báo đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế đợt đầu tiên trong năm 2012 với khối lượng 185 triệu USD, kỳ hạn 5 năm, lãi suất coupon 5%/năm.

Bên cạnh đó, một loạt các đơn vị khác cũng có động thái thu hút vốn thông qua kênh trái phiếu trong thời gian tới như Vietinbank (CTG) đang muốn huy động 500 triệu USD, Vietcombank dự kiến phát hành trái 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế, ACB có kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế 100 triệu USD,… Ngoài ra, theo một số liệu thống kê không chính thức, trong năm 2012, các DN và tổ chức tài chính của VN  dự kiến sẽ huy động 2,35 tỉ USD trái phiếu quốc tế.

Bình luận về hiện tượng các DN lớn liên tục có động thái phát hành trái phiếu trong thời gian qua, tiến sĩ Lê Hồng Giang, hiện đang quản lý danh mục đầu tư ngoại hối, quỹ phòng hộ của Tactical Global Management cho biết: Trái phiếu, dù không phải vô thời hạn như cổ phiếu nhưng thường có thời gian đáo hạn dài hơn vay ngân hàng, lãi suất cũng thường được cố định trong suốt quá trình vay. Đây chính là ưu điểm quan trọng cho những DN cần vốn đầu tư vào những dự án dài hạn và có dòng tiền ổn định. Ngoài ra, vì là công cụ nợ nên các chi phí liên quan đến trái phiếu (lãi suất, chi phí phát hành, bảo hiểm) đều được trừ thuế như chi phí vốn vay ngân hàng. Điều này giúp DN có thể giảm bớt gánh nặng về thuế.

Bổ sung cho ý kiến này, ông Đỗ Minh Dương – một chuyên gia phân tích chia sẻ, so với vay ngân hàng, huy động vốn qua trái phiếu có một số ưu điểm như không cần có tài sản thế chấp và được chủ động sử dụng số tiền huy động từ nguồn này mà không có sự giám sát của ngân hàng. DN chỉ phải trả lãi theo kỳ hạn 6 tháng hoặc 1 năm và chỉ trả gốc vào cuối kỳ nên nguồn vốn này rất “cuốn hút” DN.

Để hấp dẫn nhà đầu tư

Dù trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế của DN VN thường có lãi suất khá cao (7 - 8%/năm) so với trái phiếu của một số nước khác, mức chênh lệch 1%-2%, nhưng cũng chưa hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.

Ông Đỗ Minh Dương – một chuyên gia phân tíchchia sẻ: không phải cứ phát hành trái phiếu là sẽ được thị trường đón nhận một cách tích cực. Do đó, để thành công, DN nên phối hợp với đơn vị tư vấn, bảo lãnh để triển khai và chủ động tiếp cận, giới thiệu về DN với các nhà đầu tư, định chế tài chính lớn cùng với đó cũng phải tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của NHNN, UBCK, Bộ Tài chính và các cơ quan ban ngành có liên quan, ông Dương khuyên.

Dưới góc độ DN, ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch HĐQT Vincom (VIC) cho biết, các DN cần phải chỉ các nhà đầu tư nhìn thấy ở DN một tiềm năng phát triển lớn và bền vững trong tương lai, sự minh bạch trong hoạt động DN và sự chuyên nghiệp ngay từ khi tiến hành công tác chuẩn bị, lập hồ sơ cho đến hoạt động tiếp cận, giới thiệu, thương thảo với các nhà đầu tư.

Ở góc nhìn vĩ mô, tiến sĩ Lê Hồng Giang - Tactical Global Management cho biết, trong 10 năm qua, thị trường trái phiếu VN tuy có những bước chuyển mình mạnh mẽ nhưng vẫn chưa phát triển như mong đợi. Do đó, việc cải tổ là cần thiết để thúc đẩy thị trường nay phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Theo ông Giang, những cải tổ cần làm sẽ không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô như tạo điều kiện cho các Cty chuyên đánh giá rủi ro tín dụng tư nhân ra đời hay các ngân hàng đầu tư đi vào hoạt động mà còn cần những chính sách vĩ mô dài hạn. Đó chính là việc cải tổ cách quản lý lãi suất và cách thực thi chính sách tiền tệ, vai trò của nhà nước,… “Về lâu dài, khi thị trường trái phiếu đã đủ trưởng thành, nhà nước nên rút dần vai trò quản lý và điều tiết ra khỏi thị trường. Ngay cả trách nhiệm quản lý cũng có thể giao lại cho các tổ chức nghề nghiệp như Hiệp hội thị trường trái phiếu WBMA đảm nhiệm. Đấy là con đường của những ví dụ thành công trong khu vực như Malaysia, Thailand, Indonesia.”, ông Giang dẫn chứng.

Nguyễn Phước

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   VIC: Từ 04/04 trái phiếu chuyển đổi quốc tế giao dịch trên SGX (09/04/2012)

>   PVF: Phát hành 8,000 tỷ đồng trái phiếu và không niêm yết tại Singapore (06/04/2012)

>   Trái phiếu ngoại tệ Việt Nam “hút hàng” nhờ lạm phát giảm (05/04/2012)

>   Thị trường trái phiếu đón “sóng” chính sách (30/03/2012)

>   Vincom được niêm yết 300 triệu USD trái phiếu tại Singapore (30/03/2012)

>   HBB huỷ kế hoạch phát hành 960 tỷ đồng trái phiếu (28/03/2012)

>   VIC phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu quốc tế (28/03/2012)

>   Cán đích phát hành TPCP trong quý I/2012 (28/03/2012)

>   Ế trái phiếu 5 năm (26/03/2012)

>   VIC thông qua việc chào bán và niêm yết trái phiếu tại Singapore (23/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật