Thứ Ba, 03/04/2012 08:15

Hàng hóa thế giới quý I: CRB tăng nhẹ, dẫn đầu là xăng dầu

Các thị trường ngũ cốc và đậu tương tăng giá mạnh mẽ phiên giao dịch cuối cùng của tháng, sau báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy triển vọng nguồn cung gặp khó khăn hơn trong khi nhu cầu vẫn mạnh, trong khi giá xăng tăng mạnh nhất trong tháng 3. Hàng hóa thế giới quý 1 đã tăng giá quý thứ 2 liên tiếp.

Chỉ số 19 nguyên liệu Thomson Reuters-Jefferies CRB đã tăng 1% trong 3 tháng vừa qua, chủ yếu bởi giá xăng, đậu tương và một số kim loại tăng giá khá mạnh, bù lại cho sự giảm sút 4% của CRB trong tháng 3.

CRB kết thúc quý 1 ở mức 308,46 điểm, tăng 0,82% so với phiên giao dịch trước đó, và tăng 1,04% trong quý I.

Tuy nhiên, trong tháng 3, CRB giảm 4,3%, bởi giá dầu thô Mỹ giảm (gần tương đương mức giảm CRB trong cùng tháng) (theo báo cáo của Barani Krishnan; được biên tập bởi Marguerita Choy). Dầu thô Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số CRB.

Giá xăng Mỹ kỳ hạn tăng 26% trong quý I bởi các nhà đầu tư lo ngại thị trường sẽ khan hiếm trong mùa tiêu thụ cao điểm – mùa hè du lịch - ở nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này.

Giá đậu tương kỳ hạn tăng mạnh thứ 2 trong quý vừa qua, tăng 17%.

Phiên giao dịch cuối quý (30/3/2012), giá đậu tương kỳ hạn tại Chicago tăng gần 4%, trở thành phiên giao dịch giá tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng, sau báo cáo mới nhất từ chính phủ Mỹ rằng nông dân nước này sẽ giảm 2% diện tích trồng đậu tương năm nay so với dự báo của các nhà phân tích và các thương gia.

Ngô đã tăng gần 7% trong phiên giao dịch cuối quý, còn lúa mì tăng gần 8% sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo dự trữ giảm hơn dự kiến đối với cả 2 loại này.

Platinum vừa có một quý thành công khi hợp đồng tham chiếu tại New York tăng giá tới 16%, sau khi công nhân mỏ ở nước sản xuất lớn là Nam Phi đình công, gây lo ngại khan hiếm nguồn cung.

Giá đồng kết thúc quý tăng 11% bởi USD giảm và dự trữ kim loại ở châu Á cũng giảm, bất chấp lo ngại nhu cầu yếu ở nước tiêu thụ lớn nhất thế giới là Trung Quốc.

Dầu thô Mỹ, thành phần chính của CRB, tăng 4% trong quý, chủ yếu bởi giá tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm do lo ngại việc cấm vận dầu Iran sẽ gây thiếu cung dầu trên toàn cầu.

Song trong tháng 3, giá dầu thô Mỹ giảm 4% sau khi Mỹ, Anh và Pháp công bố có thể xuất dầu dự trữ khẩn cấp ra để ngăn chặn giá tăng hơn nữa.

Dầu Brent – không có tỷ trọng lớn trong CRB – trái lại tăng 14% trong quý I và gần như ổn định trong tháng 3.

Giá khí gas Mỹ trái ngược hẳn với giá xăng khi giảm gần 30% trong quý, và trở thành mặt hàng giá giảm mạnh nhất trong quý- do dự trữ khí gas ở Mỹ tăng ép giá xuống mức thấp nhất 10 năm.

vinanet/Reuters

Các tin tức khác

>   Giá sắn rớt thê thảm (03/04/2012)

>   ICO: Xuất khẩu cà phê thế giới giảm (02/04/2012)

>   Giá gạo, tiêu tăng; điều giảm nhẹ (02/04/2012)

>   Niên vụ cà phê 2011-12: Nửa chặng đường nhìn lại (02/04/2012)

>   Giá cao su xuất khẩu chỉ bằng 50% giá thế giới (01/04/2012)

>   Doanh nghiệp khó mặn mà với đường nội (31/03/2012)

>   Cà phê, đường, cacao cùng giảm (30/03/2012)

>   Vietcombank dành 4.000 tỷ đồng cho vay mua gạo tạm trữ (29/03/2012)

>   Dồn dập hợp đồng xuất khẩu gạo (29/03/2012)

>   Giá cà phê tăng vọt, nông dân vẫn chưa bán (29/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật