Thứ Ba, 17/04/2012 16:55

Gia tăng dự phòng rủi ro TCTD

NHNN vừa lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD, chi nhánh NH nước ngoài.

Theo đó, NHNN sẽ yêu cầu các NHTM gia tăng thêm mức trích lập dự phòng ở nhiều lĩnh vực khác ngoài tín dụng thuần túy.

Theo các quy định phân loại nợ trước đây của NHNN, nhiều tài sản có trong hoạt động NH chưa quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Trước đây chỉ áp dụng với cho vay, ứng trước, thấu chi, cho thuê tài chính, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác, bao thanh toán. Dự thảo lần này của NHNN bổ sung điều chỉnh đối với 2 loại tài sản có:

Thứ nhất, các khoản mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên TTCK, hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (upcom); Thứ hai, cho vay tiền gửi tại các TCTD trong nước và ngoài nước, chi nhánh NH nước ngoài khác, trừ tiền gửi thanh toán.

Theo một chuyên gia NH, việc mua ủy thác trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường upcom có phát sinh rủi, về bản chất là một hình thức cấp tín dụng. Do đó, việc mua ủy thác này phải được dự phòng như khoản cho vay để đảm bảo đánh giá phân loại đúng bản chất hoạt động. Tương tự, đối với khoản tiền gửi tại TCTD khác cũng đều có rủi ro tín dụng nên cũng phải được phân loại và trích lập dự phòng.

Dự thảo cũng quy định các nguyên tắc phân loại. Theo đó, tất cả dư nợ đối với một khách hàng phải được phân loại vào cùng nhóm cao nhất mà khoản nợ của khách hàng đó được phân loại. Những khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được tiền, mua lại nợ đều phải thực hiện phân loại. Những khoản ủy thác đầu tư, ủy thác cấp tín dụng trong thời gian chưa giải ngân theo yêu cầu của bên ủy thác, hoặc hợp đồng ủy thác, phải được phân loại như đối với khoản cho vay.

Đặc biệt, những khoản mua, ủy thác mua trái phiếu của doanh nghiệp chưa đăng ký giao dịch  hoặc chưa niêm yết đều phải coi là hình thức cấp tín dụng khác và phải phân loại như khoản cho vay. Khác với trước đây, dự thảo lần này quy định TCTD thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng, nhưng đồng thời cũng phải thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính.

Trường hợp kết quả phân loại đối với một khoản nợ và cam kết ngoại bảng theo 2 phương pháp khác nhau, khoản nợ và cam kết ngoại bảng phải được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. Thời gian thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng là 5 năm, kể từ ngày được NHNN chấp thuận. Mục đích của việc phân loại nêu trên nhằm để việc phân loại nợ của TCTD đảm bảo tối thiểu theo tuổi nợ. Bởi lẽ việc phân loại nợ theo định tính chưa có đầy đủ thông tin khách hàng, không phản ánh đúng chất lượng nợ.

Hiện nay, đa số các TCTD đã có xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (HTXHTDNB) của các TCTD chưa đầy đủ cơ sở dữ liệu, thông tin khách hàng nên chưa thực sự hỗ trợ có hiệu quả cho việc phân loại nợ, quản lý rủi ro, quản lý tín dụng. Hơn nữa, Quyết định 493 quy định tất cả TCTD phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là chưa hợp lý đối với những TCTD quy mô nhỏ, khả năng tài chính để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ còn hạn chế.

Vừa qua một số TCTD đã xây dựng HTXHTDNB và được NHNN chấp thuận cho thực hiện phân loại nợ theo quy định tại điều 7 Quyết định 493. Tuy nhiên, các TCTD chưa đánh giá và khai thác hết vai trò, lợi ích của việc xây dựng HTXHTDNB trong việc quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

Dự thảo thông tư cũng quy định TCTD phải xây dựng HTXHTDNB để xếp hạng khách hàng, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng xây dựng chính sách dự phòng rủi ro, báo cáo NHNN sau khi ban hành. Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc xây dựng HTXHTDNB. Tuy nhiên, NHNN nên cho phép các TCTD có tổng tài sản dưới 3.000 tỷ đồng không bắt buộc phải có HTXHTDNB để không gây khó khăn về chi phí cho các TCTD có quy mô nhỏ.

Dịu Ngân

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Tính đến 26/03, tăng trưởng tín dụng giảm 1.96% (17/04/2012)

>   Tuần từ 09-13/04: Doanh số giao dịch bằng USD giảm 55% (17/04/2012)

>   Thêm ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay (17/04/2012)

>   Ngân hàng cũng bí đầu ra (17/04/2012)

>   Dâng xe, biếu nhà: Chiêu mới của ngân hàng (17/04/2012)

>   Dự báo lãi suất cho vay sẽ giảm sâu từ quí 3 (16/04/2012)

>   Chọn thời điểm thích hợp cho việc bỏ trần lãi suất (16/04/2012)

>   Bỏ ngay trần huy động để áp trần cho vay (16/04/2012)

>   Cần ấn định trần lãi suất cho vay (16/04/2012)

>   Vốn giá rẻ khó đến với doanh nghiệp (16/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật