Thứ Hai, 09/04/2012 17:05

Doanh nghiệp phá sản: Không đáng lo?

Theo số liệu thống kê sơ bộ, trong quý 1 vừa qua có khoảng 12 nghìn doanh nghiệp phá sản hoặc trong tình trạng “chết lâm sàng”. Tuy nhiên, bên cạnh những con số kém lạc quan này, lại có tín hiệu lạc quan là số đăng ký mới cũng khá cao, vì vậy chúng ta cần phải bình tĩnh trước sự “ra đi” của các công ty.

Trong quý 1 vừa qua, trước những biến động xấu của nền kinh tế thế giới thị trường trong nước cũng đã gặp khá nhiều khó khăn. Tình trạng doanh nghiệp phá sản, “chết lâm sàng” tăng cao kỷ lục. Cùng với đó, lượng hàng tồn kho lên con số báo động, đẩy sản xuất kinh doanh nhiều công ty rơi vào tình trạng trì trệ.

Hàng tồn kho “kìm” doanh nghiệp phát triển

Theo Bộ Công Thương, trong quý 1 vừa qua ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành gặp nhiều khó khăn nhất. Bằng chứng là, chỉ số sản xuất 3 tháng đầu năm của ngành này thấp hơn nhiều so với mức tăng 13,4% của cùng kỳ năm trước.

Trong số 32 nhóm hàng công nghiệp chế biến chính thì có đến 18 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm như: xi măng, sắt thép, sản xuất sợi và dệt vải, sản xuất giày dép, sản xuất giấy nhăn, bao bì, bột giấy, giấy, bìa, sản xuất phân bón và hợp chất nitơ, sản xuất các sản phẩm khác từ plastic, sản xuất xe có động cơ, bàn ghế, giường tủ, sản xuất đồ uống không cồn, sản xuất cáp điện và dây điện, sản xuất các thiết bị gia đình...

Việc sản xuất đình đốn, tiêu thụ của nhiều ngành cũng giảm mạnh, nên lượng tồn kho của nhiều sản phẩm rất cao. Tính đến thời điểm 1/3/2012, lượng tồn kho của phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sắt, thép tăng 59,1%; bia và mạch nha tăng 48%; cáp điện và dây điện có bọc cách điện tăng 29,0%; sợi và dệt vải tăng 6,6%; đồ uống không cồn tăng 11,0%...

Đặc biệt, tại một số doanh nghiệp xuất khẩu chủ lực cũng gặp không ít khó khăn khi mà các đơn xuất khẩu hàng liên tục sụt  giảm. Điển hình, tình hình xuất khẩu dệt may của quý I khó khăn hơn so với cùng kỳ năm trước. Các đơn hàng xuất khẩu đang bị giảm ở ba thị trường chính là Mỹ, Nhật và châu Âu.

Cùng với dệt may, ngành giấy cũng là một điển hình của sự khó khăn khi mà từ đầu năm 2012, thị trường giấy thế giới không ổn định đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam.

Bên cạnh đó chính sách thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát của chính phủ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn vay cho trồng rừng rất khó khăn, các dự án vay vốn của ngân hàng để trồng rừng tiến triển chậm. Thị trường tiêu thụ khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu, chi phí đầu vào cao, lượng tồn kho của Tổng công ty còn lớn.

Cần bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề

Chia sẻ với báo chí về những con số hàng tồn kho và sự ngưng trệ trong sản xuất ở quý 1 vừa qua, ông Nguyễn Thanh Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công thương, cho biết, nguyên nhân tồn kho cao và tốc độ tăng sản xuất công nghiệp thấp là do quý 1 vừa trả qua một kỳ nghỉ Tết dài nên nhu cầu hàng hoá thấp. Ngoài ra, tình hình kinh tế trong và ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn, khiến người dân cắt giảm chi tiêu mạnh.

Cũng theo ông Hoà, trong quý 1  vừa qua nhiều công trình chưa vào vụ, nên hàng tồn kho của một số ngành sản xuất như sắt, thép, xi măng, vật liệu xây dựng… giữ ở mức cao.

Liên quan đến việc sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng sụt giảm, ông Hoà cho rằng, hiện giá đầu của nhiều mặt hàng khá cao, cùng với đó việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vấn khó và lãi cao còn khá cao, đặc biệt là doanh nghiệp chế biến, chế tạo, những công ty vừa và nhỏ…Chính vì thế, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất.

“Việc sản xuất và tiêu thụ quý 1/2012 thấp đã được Bộ Công Thương dự báo. Chính vì vậy Bộ Công Thương đã dự báo được điều này và đã đề ra chương trình hành động để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, nhằm tăng được sản xuất công nghiệp, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng GDP 6% theo yêu cầu của Chính phủ”, ông Hoà cho biết.

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay vẫn là về vốn, lãi suất cho vay. “Tại các tỉnh, Giám đốc Sở Công thương cũng đang tha thiết đề nghị có biện pháp giải cứu doanh nghiệp, vì quá đang gặp khá nhiều khó khăn”, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cho biết.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải, vấn đề khó khăn của doanh nghiệp Chính phủ và các bộ, ngành đã thấy rõ và đang trong quá trình xử lý, cố gắng kéo giảm lãi suất xuống.

Về vấn đề phá sản và chết lâm sàn của các doanh nghiệp trong quý I vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải cũng cho biết: “Mặc dù trong quý 1 có đến 12.000 doanh nghiệp chết lâm sàng, giải thể, nhưng số đăng ký mới lại nhiều hơn. Vì vậy, chúng ta phải bình tĩnh xem xét , tận dụng tái cấu trúc lại doanh nghiệp trong khó khăn”.

Yến Nhi

vnmedia

Các tin tức khác

>   Phí kiểm dịch thủy sản tăng hơn 300% (09/04/2012)

>   Tập đoàn cao su VN: Sẽ thoái vốn hàng ngàn tỉ đồng từ dự án ngoài ngành (09/04/2012)

>   Doanh nghiệp nhà nước: “Hư không sợ bị đòn!” (09/04/2012)

>   “Gục ngã” trên đống tài sản (09/04/2012)

>   Sản xuất đình đốn vì sức mua kiệt quệ! (09/04/2012)

>   Xử lý người đứng đầu tập đoàn, khó gì? (09/04/2012)

>   Việt Nam sẽ phải nhập 1 triệu tấn ngô (09/04/2012)

>   “Doanh nghiệp ốm đau què quặt thì cứu làm gì?” (09/04/2012)

>   PetroVietnam trần tình về sai phạm hơn 18.000 tỷ đồng (09/04/2012)

>   Xuất khẩu cá tra: Đừng bỏ lỡ cơ hội! (08/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật