Thứ Hai, 16/04/2012 06:04

Chuyện con bò sữa và doanh nghiệp

Cách đây bảy năm, Việt Nam và Bỉ hợp tác trong một dự án nhằm giúp người nông dân tăng sản lượng sữa trong chăn nuôi bò sữa.

Với khẩu hiệu “Bò hạnh phúc cho nhiều sữa hơn”, các chuyên gia đến từ Bỉ ngoài việc hướng dẫn người nuôi đúng kỹ thuật chăn nuôi, khẩu phần ăn, vệ sinh bò… còn chú trọng rằng người nuôi phải làm sao để bò sữa ở trạng thái “hạnh phúc nhất”. Nghĩa là, bò sữa ngoài việc được ăn uống đủ chất hơn sẽ được thư giãn, xả hết “xì trét”. Cuối mỗi ngày hay trước khi cho sữa, bò sẽ được dạo ngắm cảnh, được tắm táp, mát-xa, thậm chí còn được nghe những bản nhạc cổ điển du dương ngân nga trong khuôn viên trang trại.

Ban đầu nhiều hộ nuôi không tin vì nghĩ rằng chỉ cần cho bò ăn uống đầy đủ là được. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, bò được áp dụng cách nuôi của chuyên gia Bỉ có sản lượng sữa tăng 20%-30% so với trước. Tại các khu vực mà dự án phủ sóng, sản lượng sữa bò đều tăng cao. Các chuyên gia Bỉ giải thích muốn bò có nhiều sữa thì phải giúp bò thoải mái chứ không phải chỉ nhăm nhăm “vắt kiệt, tận thu”.

Nhiều người nhận xét môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam được coi là khó khăn, khốc liệt nhất thế giới. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam luôn được xếp ở dạng “lì đòn” nhất. Trong khi ở một số nước phát triển, lãi suất ngân hàng ở mức 2%-3%/năm đã bị la ó, kêu trời thì ở Việt Nam suốt một thời gian dài DN vay vốn với lãi suất 15%-17%/năm, thậm chí có thời điểm hơn 20%/năm...

Mới đây nhất, kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy phần lớn DN được hỏi đều thừa nhận đã từng “lót tay, phong bì” bôi trơn để hoạt động của DN xuôi chèo mát mái. Tổng giám đốc một công ty thực phẩm cho hay: Chỉ riêng việc nghĩ ra cách đào đâu ra tiền để trả lãi gần 30 tỉ đồng vay ngân hàng đã khiến ông không thể nghĩ ra sáng kiến gì mới. Thậm chí khi cấp dưới đề xuất lên những phương án kinh doanh khả thi, ông đều bác bỏ vì sợ làm được bao nhiêu đều đem đi… “cúng” ngân hàng hết.

Không ngoa khi so sánh DN Việt Nam giống như con bò đang bị vắt đến giọt sữa cuối cùng. Lãi suất, thuế, phí và trăm thứ khoản chi khác đang khiến DN tính đến chuyện co cụm, rút gọn, ẩn náu chứ không nghĩ đến việc mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong lúc này, có lẽ điều DN cần nhất chính là áp dụng cách làm của chuyên gia Bỉ đối với các dự án bò sữa trước đây, nghĩa là phải tạo ra những chính sách giúp DN hạnh phúc hơn.

T. Hiếu

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia tăng (15/04/2012)

>   Tái cơ cấu: Lấy độc trị độc (15/04/2012)

>   Thoát đình trệ - lạm phát: “Dung hoà” các giải pháp đối nghịch (15/04/2012)

>   Đề án tái cơ cấu kinh tế: Đâu là ưu tiên hàng đầu? (15/04/2012)

>   Phân cấp: Tỉnh chủ động quá đà, quốc gia lãnh hậu quả (15/04/2012)

>   GDP bình quân đầu người ở TPHCM sẽ đạt 8.500 USD (14/04/2012)

>   Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2012? (14/04/2012)

>   Lấy năm gốc 2010 thay 1994 làm chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh (14/04/2012)

>   Kinh tế thị trường và “nghịch lý” thú vị của người Việt (13/04/2012)

>   Việt Nam đã có đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế (13/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật