Thứ Sáu, 13/04/2012 14:05

Cẩn trọng với sóng cổ phiếu BĐS

Sau những động thái của NHNN về giảm lãi suất, trong phiên giao dịch sáng ngày 11/4/2012, dòng tiền đã đổ vào nhóm cổ phiếu của ngành BĐS.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, nhóm cổ phiếu BĐS lại rục rịch tăng giá, SJS (Cty Cổ phần phát triển đô thị Sông Đà) tăng 600 đồng, QCG (Cty Quốc Cường Gia Lai) tăng 300 đồng, IJC (Cty hạ tầng kỹ thuật) tăng 200 đồng…

Vì sao dòng tiền lại đổ vào cổ phiếu BĐS lúc này, khi mà thị trường BĐS đang ế ẩm, không thể vực dậy trong một sớm một chiều vì liều thuốc từ NHNN ? Lý giải điều này, các nhà đầu tư đều có chung nhận định, với xu hướng hạ lãi suất đã nhìn thấy rõ, dư nợ cho vay BĐS được cởi trói, thị trường giao dịch chắc chắn ấm trở lại, do vậy các “đội lái” đã tung tiền vào mua cổ phiếu đang ở thị giá rẻ nhất thị trường.

Bên cạnh đó, động thái mua vào của các cổ đông nội bộ cũng hỗ trợ giá cho cổ phiếu BĐS. Một cổ đông lớn bỏ ra 500 tỉ đồng mua SJS. Chủ tịch HĐQT CDC vừa đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu, Chủ tịch HĐQT của PPI (Cty cổ phần BĐS Thái Bình Dương và em trai cũng đăng ký mua vào 500.000 cổ phiếu. Mặt khác, sau khi chốt được kết quả kinh doanh của năm 2011 và dự kiến mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, các cổ đông nội bộ tự tin đăng ký mua vào, vừa để đầu tư vừa nhận cổ tức.

Trao đổi  qua điện thoại với chúng tôi, vì sao lại mở tín dụng cho lĩnh vực BĐS, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, lĩnh vực BĐS rất rộng, dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay BĐS chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng BĐS rất lớn, khoảng 60%. Do vậy, phải từng bước tháo gỡ khó khăn cho tín dụng BĐS, nhất là khi nhu cầu nhà ở rất lớn và mặt bằng giá nhà đã đến mức hợp lý để người dân tiếp cận. Mở  tín dụng thì sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho BĐS, tạo ra chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nếu lĩnh vực BĐS được tháo gỡ một phần thì nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được tháo gỡ như xi măng, sắt thép và giúp giảm nợ xấu trong ngân hàng…

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ của nhà đầu tư, những lý do cơ bản để dòng tiền đầu cơ chảy vào cổ phiếu BĐS là vì sau làn sóng cổ phiếu ngân hàng, sẽ đến lượt cổ phiếu BĐS thu hút dòng tiền. Lập luận này không dựa trên yếu tố cơ bản mà thuần túy đầu tư mà nương theo đám đông. Khi mua vào những cổ phiếu BĐS, mức cổ tức kỳ vọng của nhà đầu tư khoảng 10 - 20% rồi sẽ rút ra khỏi các cổ phiếu này. Một cách đánh nhanh, thắng nhanh như “đánh” cổ phiếu ngân hàng trong đợt sóng vừa qua.

Phải thừa nhận rằng, so với giá trị tài sản thì không ít cổ phiếu BĐS trị giá nhỏ hiện nay quá rẻ. Vậy “liều thuốc tiên” từ NHNN có thể đẩy tăng giá cổ phiếu của những DN BĐS vốn đã suy sụp đến mức khó tìm được lối ra, trong bối cảnh hiện nay ? Vì vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi tìm kiếm lợi nhuận cao ở nhóm cổ phiếu BĐS.

H.Phương

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Đà tăng ngắn hạn vẫn duy trì nhưng có thể rung lắc mạnh khi test đỉnh cũ (16/04/2012)

>   GGG, HTB, VCV, VIE, VTC đồng loạt bị đưa vào diện cảnh báo (13/04/2012)

>   SJS vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/04 (13/04/2012)

>   13/04: Bản tin 20 giờ qua (13/04/2012)

>   VCH lại bị đưa vào diện cảnh báo (12/04/2012)

>   Lại “đua nhau” gom cổ phiếu Ngân hàng? (12/04/2012)

>   Kinh tế khó khăn, chứng khoán vẫn tăng! (12/04/2012)

>   Hạ lãi suất: Bất ngờ và không bất ngờ (12/04/2012)

>   MIC vào diện cảnh báo và TLC bị kiểm soát từ 12/04 (12/04/2012)

>   SD8: Cổ phiếu được đưa ra khỏi diện kiểm soát (12/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật