Thứ Sáu, 06/04/2012 21:25

Các nhà rang xay Indonesia có thể mua cà phê Việt Nam

Các nhà rang xay Indonesia có thể bắt đầu nhập khẩu cà phê trở lại vì không thể tìm được đủ hàng trên thị trường nội địa dù đang vụ thu hoạch, trong khi chênh lệch giá cà phê Việt Nam được cải thiện sau khi hợp đồng kỳ hạn ở London giảm.

Đồ thị giá robusta 5 ngày qua: Nguồn markets.ft.com

Cà phê Việt Nam loại 1, sàng 16 – loại đặc chủng mà các nhà rang xay Indonesia cần mua – hiện giá cao hơn khoảng 40 đến 70 đô la/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London, nhưng chưa báo cáo về hợp đồng ký kết. Cà phê robusta của Indonesia hiện giá cao hơn rất nhiều.

Cà phê Việt Nam loại 2, 5% đen và vỡ, giá chào thấp hơn 20 đến 30 đô la mỗi tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại London, giảm so với chênh lệch 40 đô la một tuần trước đây, bởi giá thế giới giảm.

Cà phê robusta tại London kỳ hạn tháng 5 kết thúc phiên giao dịch 4/4 giá giảm 34 đô la hay 1,7%, xuống 1.991 đô la/tấn, và tiếp tục giảm xuống 1.987 đô la phiên 5/4.

Cà phê arabica kết thúc phiên giao dịch 5/4 ở mức 1,83 đô la/lb, tiếp tục chịu tác động từ dự báo sản lượng cà phê Brazil năm nay sẽ tăng theo chu kỳ 2 năm một lần.

“Không có hạt cà phê nào chảy ra khỏi các đồn điền. Bất kỳ lượng cung nào sẽ được sử dụng ngay tức khắc”, một thương gia ở Singapore cho biết. “Các nhà rang xay trong nước đang mua tất cả vì họ cần nguyên liệu để rang xay”.

Năm ngoái, các nhà rang xay từ Java, Indonesia cũng phải tìm tới cà phê Việt Nam sau khi nguồn cung nội địa khan hiếm trước vụ thu hoạch 2012 ở đảo trồng cà phê chính Sumatra – khiến giá cao hơn kỷ lục 550 đô la/tấn so với London.

Hiện Sumatra đang vào vụ thu hoạch, nhưng giá vẫn cao hơn tới 250 đô la/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại London, chứng tỏ sản lượng vụ này có thể bị ảnh hưởng bởi mưa lớn hồi đầu năm nay, trong khi nhu cầu từ các nhà rang xay trong nước vẫn mạnh.

Cà phê Sumatra vụ mới loại 4, 80 hạt lỗi, giá cao hơn khoảng 80 đến 100 đô la/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tại London từ một tuần nay.

Cà phê giao ngay giá cũng cao hơn 120-150 đô la mỗi tấn so với hợp đồng tháng 5 tại London. Vụ thu hoạch ở Sumatra bắt đầu từ cuối tháng 1 và cao điểm trong 3 tháng tới.

Một thương gia ở Bandar Lampung, thủ phủ của Lampung (Sumatra) cho biết: “Chúng tôi không còn chút hàng tồn trữ nào vì chúng tôi đã bán hết để thực hiện các hợp đồng với khách hàng nước ngoài”.

Indonesia là nước sản xuất robusta lớn thứ 2 thế giới sau Việt Nam. Hãng Olam International niêm yết ở sàn Singapore cho biết Indonesia tiêu thụ 180.000 tấn cà phê trong năm 2011, nhưng một thương gia ở Bandar Lampung cho rằng con số thực phải tới 200.000 tấn.

Tổ chức Cà phê Quốc tế đã điều chỉnh tăng mức dự báo về sản lượng của Indonesia lên 9,2 triệu bao loại 60 kg trong  niên vụ kết thúc vào tháng 9/2012, từ mức 8,750 triệu bao dự báo trước đây.

Hải Hà (Theo Reuters)

tbktsg

Các tin tức khác

>   Dự báo giá tiêu giảm xuống 6.000 đô la/tấn (05/04/2012)

>   Cà phê giảm giá, cacao ở mức thấp nhất 3 tháng (05/04/2012)

>   ĐBSCL: Lúa gạo lại giảm giá (05/04/2012)

>   Thu phí xuất khẩu cà phê: Doanh nghiệp chưa thông (05/04/2012)

>   Nông sản chờ diễn biến thị trường (04/04/2012)

>   Giao dịch hàng hóa trầm lắng (04/04/2012)

>   Thông tin thị trường cà phê thế giới ngày 3/4 (04/04/2012)

>   Giá cà phê tăng, cacao, đường giảm (04/04/2012)

>   Khó đầu ra, nông dân nản với sản xuất nông sản GAP (03/04/2012)

>   Hàng hóa thế giới quý I: CRB tăng nhẹ, dẫn đầu là xăng dầu (03/04/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật