Thứ Tư, 28/03/2012 14:52

Thị trường có áp lực khi VF4 và VFA chuyển đổi quỹ mở?

Đến thời điểm này, cả 3 quỹ niêm yết do VFM quản lý đã hoàn tất Đại hội nhà đầu tư thường niên 2012. Trong đó VFMVF4 và VFMVFA được thông qua chủ trương chuyển đổi sang quỹ mở. Liệu thị trường có áp lực khi hai quỹ trên cơ cấu lại danh mục trước chuyển đổi?

"Soi" danh mục đầu tư của VF4 và VFA

Câu chuyện chiết khấu cao không còn là đề tài mới mẻ tại kỳ Đại hội của quỹ niêm yết năm nay. Nếu so với năm 2010, khoảng cách giữa giá thị trường và NAV của quỹ VF4 và VFA trong năm 2011 ngày càng chênh lệch lớn. Đặc biệt là VFA khi mức chiết khấu này lên đến 40-50% trong khi năm 2010 chỉ ở mức 10-20%.

Mức chiết khấu bình quân 3 quỹ do VFM quản lý

Để thu hẹp khoảng cách giữa thị giá và NAV, Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) đưa ra cùng một giải pháp là chuyển từ quỹ đóng sang quỹ mở cho các Quỹ. Và việc chuyển đổi sang quỹ mở cơ bản đã được Đại hội nhà đầu tư thường niên của VF4 và VFA chính thức thông qua.

Nhìn chung, cả VF4 và VFA đến thời điểm này đã đáp ứng cơ bản những điều kiện để chuyển đổi. 

Với VF4, cơ cấu tài sản của Quỹ tương đối thuận lợi bởi cổ phiếu niêm yết chiếm tỷ trọng phần lớn trong danh mục, cổ phiếu OTC của VF4 chỉ có mình PVGas, đây cũng là cổ phiếu có tính thanh khoản tương đối tốt.

Còn VFA, tỷ lệ tiền mặt trong tổng NAV tại thời điểm 31/01/2011 lên đến 91.6%. Tuy nhiên, tại Đại hội thường niên của VFA ngày 27/03, đại diện VFM cho biết, tính đến cuối tuần trước ngày Đại hội, tỷ lệ chứng khoán trong tài sản của Quỹ đã tăng 32%. Như vậy, VFA sơ bộ đáp ứng đủ điều kiện thực hiện chuyển đổi sang quỹ mở. Riêng danh mục cổ phiếu của VFA hiện không có cổ phiếu OTC.

Theo đó, để chuyển đổi quỹ mở, VF4 và VFA không phải thay đổi nhiều về danh mục đầu tư, đặc biệt là danh mục cổ phiếu niêm yết.

VFMVF1: “Xả hàng” trong 2 năm để thanh lý 1,500 tỷ đồng danh mục?

Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2012 của VFMVF1 vẫn bỏ ngỏ quyết định về việc chuyển đổi thành quỹ mở của VFMVF1 do còn nhiều hạn chế khi ngày kết thúc thời hạn quỹ đã gần kề (tháng 5/2014). Ngoài ra, danh mục đầu tư của Quỹ cũng khó đáp ứng cho việc chuyển đổi trong thời gian ngắn.

Quỹ đang đứng trước chọn lựa chấm dứt hoạt động khi kết thúc thời hạn. Ông Trần Thanh Tân - Tổng giám đốc VFM cho biết, việc đóng quỹ sẽ mất gần 2 năm. Với 1,500 tỷ đồng danh mục đang nắm giữ thì VF1 sẽ không thể mất 6 tháng đến 1 năm thanh lý. Công ty phải có thời gian để thanh lý các khoản OTC, chưa kể hiện thị trường đang bắt đầu phục hồi và danh mục của VF1 đang rất rẻ.

Ông Tân cho rằng, khi thị trường phục hồi thì danh mục của VF1 sẽ chạy rất nhanh. VFM sẽ sắp xếp lại danh mục và bán một cách khôn khéo nhất để tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho nhà đầu tư của Quỹ.

Được biết, cơ cấu tài sản của VF1 tại ngày 31/12/2011 có cổ phiếu niêm yết 70.4%, cổ phiếu chưa niêm yết 10.6%. Một số ngành chiếm tỷ trọng cao trong danh mục bao gồm: Bất động sản (20.2%), Vật liệu và khai khoáng (19%), Thực phẩm – Nước giải khát (9.8%).

Tỷ trọng danh mục đầu tư của VFMVF1 tại 31/12/2011

Còn đó những nỗi lo về Quỹ mở

Nhìn chung, VFM cho biết cả VF4 và VFA đến thời điểm này đều đáp ứng cơ bản những điều kiện để cho việc chuyển đổi. Song trên thực tế, dù đã được Đại diện quỹ cho biết những rủi ro sẽ phải đối mặt khi chuyển từ quỹ đóng sang quỹ mở nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng có không ít rủi ro thuộc về khách quan khó kiểm soát.

Về vấn đề này, ông Tân cho biết, rủi ro lớn nhất khi chuyển đổi thành quỹ mở là sau khi chuyển đổi, tình trạng rút vốn hàng loạt dễ xảy ra. Luật quy định trong mỗi lần giao dịch, nhà đầu tư có thể rút tối đa đến 10% NAV của quỹ. Nếu việc này xảy ra liên tục thì chỉ trong 6 tháng, NAV quỹ có thể xuống dưới 50 tỷ đồng là mức phải ngừng giao dịch, và dưới 30 tỷ đồng thì quỹ không còn đủ điều kiện để tồn tại nữa.

Bên cạnh đó, các khoảng trống về mặt pháp lý cũng cần phải được nhắc đến. Hiện Thông tư hướng dẫn chuyển từ quỹ đóng sang quỹ mở đã có nhưng những hướng dẫn chi tiết về việc chuyển đổi chưa có.  Ngoài ra, thời gian giao dịch hiện tại là T+4, nhưng nếu áp dụng cho quỹ mở lại là T+7.

Với những rủi ro như trên, không phải nhà đầu tư nào cũng tán thành việc chuyển đổi thành quỹ mở. Điển hình như trường hợp tại Đại hội thường niên của VF1, nhiều nhà đầu tư đã yêu cầu Ban điều hành quỹ tập trung nâng cao hiệu quả của quỹ cũng như cân nhắc đóng quỹ trước thời hạn.

Bội Mẫn (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   Kiến nghị miễn thuế cho đầu tư vào quỹ mở (28/03/2012)

>   VFMVF4: Đại hội thông qua chủ trương chuyển đổi sang quỹ mở (22/03/2012)

>   VFMVF1: Nhà đầu tư gợi mở chấm dứt hoạt động Quỹ trước hạn (20/03/2012)

>   5 hạn chế và 3 rủi ro khi VFMVF1 chuyển đổi sang quỹ mở (20/03/2012)

>   Quỹ mở, chưa thể mở từ 1/3 (28/02/2012)

>   10 quỹ ETF “đẻ trứng vàng” năm 2012 (24/02/2012)

>   Quỹ mở là tương lai của ngành quản lý quỹ (01/02/2012)

>   Quỹ đầu tư BĐS: Bao giờ cho đến… bao giờ? (09/01/2012)

>   Quỹ mở: Không phải tất cả đều “màu hồng”! (08/01/2012)

>   Thông tư 183: Những điểm cần lưu ý khi giao dịch chứng chỉ quỹ mở (02/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật