Tháng 2: Vốn hóa thị trường tăng hơn 56,000 tỷ đồng
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa kết thúc một tháng giao dịch khởi sắc và vô cùng sôi động trong hơn 1 năm trở lại đây. Khởi động từ trước Tết Nguyên đán, thị trường tăng tốc và bứt phá mạnh mẽ, dòng tiền từ khắp các nguồn đầu tư khác cùng đổ về chứng khoán.
Mặc dù còn ít nhiều nghi ngại khi kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự ổn định và phát triển vững chắc, nhưng không ít người kỳ vọng thời hoàng kim năm 2009 sẽ lặp lại trong năm Nhâm Thìn 2012.
Xét về mặt chỉ số, VN-Index đã tăng 35.67 điểm, tức tăng 9.19% so với cuối tháng 1 để vọt lên 423.64 điểm ở thời điểm 29/02. HNX còn tăng mạnh mẽ hơn với 13.35%, tương ứng với 8.09 điểm lên 68.69 điểm.
Trong 21 phiên, thị trường chỉ có 8 phiên điều chỉnh giảm, còn lại 13 phiên đều tăng mạnh cả về chỉ số lẫn thanh khoản. Đà tăng của các mã chứng khoán và thanh khoản cho thấy sức nóng của thị trường ngày càng mạnh mẽ.
Tại HOSE, đã có hơn 1.18 tỷ chứng khoán được chuyển nhượng, trị giá 17,934 tỷ đồng. Bình quân mỗi phiên có khoảng 56.3 triệu đơn vị giao dịch, tương đương 854 tỷ đồng. EIB là mã có khối lượng giao dịch nhiều nhất, với bình quân gần 7 triệu đơn vị mỗi phiên, đồng thời tăng giá 23.45% so với tháng trước đó. Tiếp đến là MBB cũng có đến hơn 3.75 triệu đơn vị chuyển nhượng mỗi phiên, tăng 27.19% và STB đứng thứ ba với hơn 2.9 triệu đơn vị/phiên, tăng 21.62%. Ngoài ra còn có ITA, SSI, OGC, IJC, REE, HAG…
Tại HNX, cũng có đến hơn 1.17 tỷ chứng khoán giao dịch thành công, tương đương 9,565 tỷ đồng. Bình quân mỗi phiên có 55.84 triệu đơn vị và 455.5 tỷ đồng được giao dịch. Cổ phiếu HBB đã lập nên kỷ lục chưa từng có trong lịch sử chứng khoán Việt Nam khi giao dịch hơn 40 triệu đơn vị/phiên vào ngày 28/02. Bình quân, mã này có hơn 7.7 triệu đơn vị chuyển nhượng mỗi phiên, giá cổ phiếu này cũng tăng 33.33% trong tháng qua. Ngoài ra, PVX có khoảng 4.8 triệu đơn vị/phiên, và tăng giá 36.62% và VND có bình quân 4.5 triệu đơn vị/phiên, nhưng giá chỉ tăng gần 30%.
|
Nguồn: VietstockFinance |
Một thống kê khác cho thấy, chỉ trong vòng một tháng, vốn hóa ở hai sàn chứng khoán (đã loại số lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung) đã tăng trên 56,000 tỷ đồng so với tháng trước. Trong đó, vốn hóa của HOSE tăng hơn 47,064 tỷ đồng, đạt trên 577,253 tỷ đồng. Tương tự, HNX tăng 8,398 tỷ đồng, lên 90,708 tỷ đồng.
Trước việc dòng tiền ngày càng lớn đổ vào thị trường, có người đã đặt câu hỏi: “tiền ở đâu mà nhiều thế?”. Một số ý kiến khác cho rằng tiền xuất phát từ trong dân, nơi mà 500 tấn vàng vẫn còn tồn trữ bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, dòng tiền này còn được tin là đến từ các nhà đầu tư ngoại, khối tự doanh của các công ty chứng khoán bắt đầu giải ngân…Điều này đã làm cho số lượng cổ phiếu tăng giá luôn chiếm tỷ trọng áp đảo thị trường trong hơn 1 tháng qua. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái chiều cho rằng đây chỉ là dòng tiền đầu cơ. Dòng tiền này vẫn có ý định quay trở lại thị trường song đang gặp áp lực từ hoạt động phân phối.
HOSE có đến 219 mã tăng giá, chiếm 70.6% tổng số 310 đang niêm yết tại sàn này. Trong đó, thị trường ghi nhận KSA tăng trưởng mạnh nhất với gần 71%, lên 8,200 đồng. Đây được xem là mã có tính đầu cơ cao nhất khi tăng liên tục hàng chục phiên, chỉ giảm nhẹ ở phiên 13/02, sau đó tiếp tục đi lên. Công ty cho rằng, đà tăng này là do xu hướng chung của thị trường, không hề ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. HU1 và DMC có mức tăng tiếp theo với 67.11% lên 12,700 đồng/cp và tăng 61.74% lên 37,200 đồng/cp.
|
Nguồn: VietstockFinance |
Phần còn lại của HOSE có 75 mã giảm giá, chỉ chiếm 3.9% thị trường, với những mã tiêu biểu như CAD, BAS, SGT, CCL, ATA… Trong đó, CAD giảm đến 55.56%, chỉ còn 800 đồng/cp; BAS mất 35.7% thị giá xuống chỉ còn 900 đồng/cp. Nhìn chung, hầu hết là các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2011, cá biệt có công ty lỗ nhiều năm liệt tục.
Ở sàn HNX, số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm gần 64%, tương đương 252 mã trong tống số 395 mã đang niêm yết. Top 10 mã tăng giá mạnh của sàn này đều có tỷ lệ từ xấp xỉ 60% trở lên. FLC có mức tăng thấp nhất trong top 10 với 58.8%, tức khoảng 42,400 đồng/cp. Đây được xem là mã có mức tăng bền bỉ nhất kể từ khi niêm yết cuối năm 2011. Tăng cao nhất là TDN với hơn 81.33% lên 13,600 đồng/cp. TDN cùng với hàng loạt cổ phiếu ngành than khác cũng đạt mức tăng vượt bật so với tháng trước. VDS và SD1 tăng mạnh thứ 2 và 3 với tỷ lệ lần lượt 69% và hơn 68%, lên 4,900 đồng và SD1.
Tuy nhiên trên sàn vẫn còn đến 112 mã giảm, chiếm 28.5% toàn sàn, và 28 mã đứng yên, chiếm 7%. Top 10 mã giảm nhiều tại HNX có LM7, CMC, HPR, MKV, DTC… có mức giảm mạnh nhất là LM7 khi lặng lẽ giảm gần 40% giá xuống 4,100 đồng/cp. Hay CMC giảm 38%, chỉ còn 4,200 đồng/cp.
|
Nguồn: VietstockFinance |
Viết Vinh tổng hợp (Vietstock)
FINFONET
|