Thứ Tư, 14/03/2012 07:07

Tái cơ cấu ngân hàng: Êm ả và bão tố

Các ngân hàng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để nắm được cơ hội mới

Mấy hôm nay, trên thị trường xuất hiện thông tin về cuộc sáp nhập của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).

Ưu tiên cho nhà đầu tư nội

Nhiều nguồn tin của báo chí đã xác nhận sự thành công của vụ mua bán này.

Nếu điều này chính xác thì đây là cuộc mua bán, sáp nhập tự nguyện theo tín hiệu thị trường, không phải theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như đối với cuộc sáp nhập của Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa và Sài Gòn (SCB) hồi cuối năm ngoái.

Trên thị trường, ảnh hưởng của thông tin này cũng không đến mức quá lớn. Các trường hợp rút sổ tiết kiệm trước hạn tại Habubank đều được nhân viên tín dụng thuyết phục nên giữ lại để không thiệt về lãi suất. Trước đó, hàng loạt ngân hàng công bố hạn mức tín dụng được phân bổ trong năm 2012 không phải là việc thừa.

Vì NHNN không công bố cụ thể danh sách phân loại từng nhóm ngân hàng nên các ngân hàng phải tự làm việc này để đánh tiếng cho dư luận biết mình không thuộc nhóm yếu kém. Ngân hàng nào không lên tiếng đều có thể bị đặt dấu hỏi nghi vấn và người dân có đến rút sổ trước hạn cũng không phải không có lý do.

Theo NHNN, tốp cuối trong toàn hệ thống hiện nay có 9 ngân hàng được xếp vào loại có sức khỏe yếu kém, phải chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN. Các ngân hàng này không được tăng trưởng tín dụng ít nhất đến tháng 6. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn diễn ra trong các nghiệp vụ cơ cấu lại các khoản nợ, thu hồi nợ cũ, cho vay nợ mới. Trong 3 tháng đầu năm, thị phần của 9 ngân hàng này đã giảm về mức 6% trong khi cuối năm ngoái còn chiếm đến 10% thị phần của toàn hệ thống.

Không được sở hữu chéo

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định việc mua bán, sáp nhập ngân hàng sẽ diễn ra đúng luật về tỉ lệ tham gia vốn và không được sở hữu chéo. Còn việc mua lại, sáp nhập ngân hàng khác cũng theo đúng quy định hiện hành và phải được sự phê chuẩn của NHNN. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng đang tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nhưng theo quan điểm của NHNN, nếu cổ đông mới không bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, không giúp tăng năng lực quản trị, cải thiện tính an toàn của các ngân hàng yếu kém thì NHNN sẽ không phê chuẩn.

Một chuyên gia tài chính ngân hàng nhận xét Ủy ban Giám sát Tài chính trong một công bố năm ngoái đã cảnh báo hiện tượng sở hữu chéo của các ông chủ ngân hàng lớn tại ngân hàng thương mại nhỏ. Có thể đợt tái cơ cấu này sẽ góp phần làm lành mạnh hơn hệ thống ngân hàng, nếu việc tuân thủ pháp luật được thực hiện đúng như tuyên bố của thống đốc.

Làn sóng mua bán, sáp nhập đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng.Trong trào lưu này, bản thân các ngân hàng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để nắm được cơ hội mới.

Quyết liệt

Tại cuộc họp báo hôm 12-3, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tiết lộ trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, có nhiều ngân hàng nước ngoài “nhòm ngó” với đề xuất tăng vốn tham gia sở hữu vào ngân hàng nội rất lớn nhưng trong năm nay chỉ ưu tiên bán cổ phần cho các ngân hàng nội.

“Việc tái cơ cấu ngân hàng đang diễn ra quyết liệt và nóng bỏng nhưng với thị trường vẫn hết sức êm ả” - ông Nguyễn Văn Bình cho biết.

Phương Anh

NGƯỜI LAO ĐỘNG

Các tin tức khác

>   Bong bóng tài chính: Việt Nam rủi ro hơn thế giới? (08/03/2012)

>   Đề nghị được niêm yết giá bằng ngoại tệ (07/03/2012)

>   Cải tổ ngân hàng: Mới chỉ ‘chữa cháy’ (05/03/2012)

>   Lương tối thiểu còn nhiều bất cập (01/03/2012)

>   "Hợp nhất" chính sách tiền tệ và tài khoá (01/03/2012)

>   Đề nghị bỏ lương tối thiểu của công chức (10/02/2012)

>   NHNN bổ nhiệm 3 cán bộ cấp vụ (10/02/2012)

>   Khó trì hoãn giao dịch “đen” (09/02/2012)

>   Lương doanh nghiệp: Nơi ngất ngưởng, chỗ khó sống (08/02/2012)

>   Làm sao khơi nguồn lực hàng trăm tấn vàng? (03/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật