Thứ Sáu, 09/03/2012 17:31

Sự thật đằng sau việc siêu thị bất ngờ đóng cửa

Theo Vụ thị trường trong nước, việc một vài siêu thị bất ngờ đóng cửa trong thời gian vừa qua là do không đàm phám được hợp đồng thuê đất. Đây là một quy định bình thường của thị trường.

Thời gian vừa qua, thông tin về việc siêu thị Fivimart bất ngờ đóng cửa tại TP.HCM đã gây hoang mang trong dư luận. Nhiều suy đoán về làn sóng đóng cửa các hệ thống bán lẻ sẽ được diễn ra, khi mà trước đó tình trạng này đã được tái diễn.

Trao đổi về vấn đề này, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, trước sự việc này với tư các là đầu mối tổ chức thị trường trong nước, vụ thị trường trong nước đã chủ động làm việc với hệ thống siêu thị.

Qua làm việc cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp tổ chức hệ thống phân phối, nhất là hệ thống phân phối hiện đại như cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại hay siêu thị, thì có câu chuyện phần lớn không trực tiếp tiếp cận được đất đai từ nhà nước. Đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, mà phần lớn là tiếp cận thông qua các nhà đầu tư khác, đã có đất, có nhà để sử dụng nên buộc phải hợp đồng.

“Chính vì vậy, hệ thống các siêu thị này chỉ làm hợp đồng thuê đất được trong khoảng 5 - 10 năm, khi hết hạn, họ phải đàm phán lại. Khi nhà đầu tư tăng giá, hoặc không muốn cho thuê nhằm sử dụng đất vào mục đích khác thì doanh nghiệp bán lẻ buộc phải điều chỉnh, tái cấu trúc", ông Quyền nói.

Cũng theo ông Quyền, không phải siêu thị Fivimart mà trước đây có một vài doanh nghiệp khác, khi hết hợp đồng mà không đám phán được hợp đồng tiếp theo, vì lý do chủ sở hữu nguồn đất muốn sử dụng cho mục đích có lợi hơn, nên họ thương thảo tăng giá hợp đồng. Rõ ràng khi người ta làm phải tính toán hiệu quả lợi nhuận, trong bối cảnh khó khăn như thế này, giá tăng và các chi phí khác cũng tăng thì buộc họ phải điều chỉnh tái cơ cấu, tái cấu trúc.

Hiện nay siêu thị Fivimart vẫn hoạt động rất tốt, nhất là phía Nam và Hà Nội, nhưng có một số nơi có chuyện đóng cửa. Ví dụ như là bên Long biên, hay quận 7 là do đàm phán hợp đồng sử dụng đất. “Quan điểm của Bộ Công Thương việc đóng cửa này là hết sức bình thường của thị trường", ông Quyền chia sẻ.

Ông Quyền cho rằng, từ câu chuyện nhỏ của Fivimart cần đặt ra vấn đề phải suy nghĩ là tìm cơ chế để hệ thống bán lẻ dễ tiếp cận với các chính sách ưu đãi của nhà nước ,trong đó có cơ sở hạ tầng đất đai. Bởi vì, thực tế hệ thống bán lẻ ở Hà Nội và TP.HCM đang phát triển rất tốt. Điển hình như Hapro, Co.op Mart có cơ hội trực tiếp với đất đai thông qua Nhà nước nên tăng trưởng cao.

Bộ Công Thương cùng Bộ Kế hoạch Đầu tư đang sửa đổi nghị định 108 để đưa hạ tầng thương mại vào danh mục ưu đãi đầu tư. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận đất đai, miễn giảm thuế, thuê đất ban đầu… Hy vọng rằng với tín hiệu như vậy thì về mặt dài hạn, hệ thống bán lẻ sẽ có đất và phát triển tốt, ông Quyền chia sẻ.

Yến Nhi

vnmedia

Các tin tức khác

>   Người giàu Việt Nam chủ yếu ở bất động sản, ngân hàng (09/03/2012)

>   Thực phẩm 'chờ ngày' đội giá theo xăng (09/03/2012)

>   Phó chủ tịch VASEP: Ngành cá tra vẫn hoạt động hiệu quả (09/03/2012)

>   Dệt may thiếu đơn hàng vì… thời tiết (09/03/2012)

>   Huế mua hết 50% vốn của Tập đoàn Hong Kong tại khách sạn Century (09/03/2012)

>   Bất động sản xuống đáy, casino “lên hương” (09/03/2012)

>   Shiseido và câu chuyện thôn tính (09/03/2012)

>   Mỹ thay đổi mức chống phá giá với cá tra Việt Nam (09/03/2012)

>   Hàng hóa tăng giá theo xăng (08/03/2012)

>   Bàn cách thúc đẩy hàng may mặc vào Pháp (08/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật