Thứ Ba, 13/03/2012 22:57

Người có cà phê ngừng bán khi mức trừ lùi giảm mạnh

Mức trừ lùi giá cà phê robusta Việt Nam so với giá kỳ hạn ở London giảm trong phiên giao dịch 13-3 sau khi giá thế giới giảm phiên đêm qua.

Giao dịch cà phê ở Việt Nam chậm lại bởi cả nhà xuất khẩu cũng như nhà đầu cơ nội địa đều giữ hàng lại, mặc dù xuất hiện lo ngại triển vọng sản lượng cao kỷ lục trên toàn cầu có thể ép giá tại London giảm hơn nữa.

“Khi giá tại London giảm, mức trừ lùi hẹp lại và chỉ những ai thật cần mới tiến hành mua lúc này, còn lại chờ đợi để mua trực tiếp từ các kho ở châu Âu”, một thương gia ở TPHCM cho biết.

Mức trừ lùi cà phê Việt Nam loại 2, 5% đen và vỡ so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại London giảm xuống 20 đô la/tấn, từ mức 20-60 đô la tuần qua.

Hiện cà phê robusta Việt Nam giá 1.966 đô la/tấn, FOB, giảm so với 2.028 -2.058 đô la hôm 9/3, sau khi hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tại London giảm 64 đô la tương đương 3,1%, xuống 1.986 đô la/tấn phiên đóng cửa ngày 12/3 (kết thúc vào rạng sáng 13/3 giờ VN).

Giá robusta tại tỉnh Daklak do vậy giảm khỏi mức cao kỷ lục 5 tháng đạt được vào cuối tuần qua, hiện xuống khoảng 39.000-39.100 đồng (1,87-1,88 đô la)/kg trong ngày 13/3.Nông dân giữ cà phê lại không bán ra khi thấy giá giảm xuống dưới 40.000 đồng/kg, trong khi các nhà xuất khẩu và nhiều nhà đầu tư (đã mua khi giá ở mức 40.000 đồng hoặc cao hơn thế) cũng ngừng bán để tránh lỗ.

Một số nhà phân tích cho rằng việc Việt Nam giữ cà phê lại có thể khiến khách hàng chuyển hướng sang những nguồn cung khác như cà phê robusta của Indonesia hoặc cà phê Conilon của Brazil.

Conilon là một loại cà phê robusta được trồng ở Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng cà phê nói chung nhưng đứng thứ nhất về sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta.

Việc giá cà phê arabica tại New York giảm mạnh gần đây tạo cơ hội cho các nhà rang xay có thể tăng cường sử dụng cà phê arabica mà Brazil lại đang bán loại cà phê này.

Phiên giao dịch đầu tuần 12/3, giá cà phê arabica đã giảm xuống mức thấp nhất 17 tháng, tiếp tục xu hướng giảm giá kéo dài đã khá lâu, và sau một tuần giá thấp nhất trong vòng gần 6 tháng, do lượng bán ra mạnh từ cả các nhà sản xuất cũng như các nhà đầu cơ.

Kết thúc phiên 12/3 cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tại New York giá giảm 0,7% xuống 1,485 đô la/lb. Giá arabica đã giảm khoảng 40% so với mức kỷ lục cao đạt được hồi tháng 5/2011, do triển vọng dư cung trên toàn cầu.

Giá robusta cũng giảm hơn 20% từ mức cao kỷ lục hồi tháng 3/2011.

Tuy nhiên với robusta, giá giảm bởi chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng arabica. Nguồn cung từ Indonesia lúc này không nhiều, do mưa.

Hôm 12/3 Tổng cục Hải quan thông báo khối lượng xuất khẩu tháng 2 cao hơn dự kiến, đạt 202.000 tấn (3,37 triệu bao), tăng 40,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Tuy nhiên, xuất khẩu trong cả năm 2012 dự báo sẽ giảm khoảng một phần năm so với năm ngoái, xuống 984.4000 tấn, hay 16,4 triệu bao (bao 60 kg), theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Nhà phân tích Andrea Thompson của CoffeeNetwork dự báo sản lượng cà phê thế giới sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 146 triệu bao (loại 60 kg) trong năm 2012/13, tăng 11 triệu bao so với niên vụ 2011/12.

Hải Hà (Theo Bloomberg, Reuters)

tbktsg

Các tin tức khác

>   Giá cà phê giảm 800.000 đồng/tấn (13/03/2012)

>   Đảm bảo thu mua hết mì nguyên liệu cho nông dân (13/03/2012)

>   Đưa càphê vào mặt hàng kinh doanh có điều kiện (12/03/2012)

>   Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn nhất của VN (12/03/2012)

>   3 đô la và một ký cà phê “đắng” (12/03/2012)

>   Ế gạo là do yếu kém dự báo thị trường (12/03/2012)

>   Sóc Trăng: Đặc sản hành tím bị rớt giá (11/03/2012)

>   Sản lượng cà phê của Indonesia có thể lên 600.000 tấn năm 2012 (11/03/2012)

>   Mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ Đông Xuân (09/03/2012)

>   Giá lương thực thế giới tăng tháng thứ hai liên tiếp (09/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật