Thứ Năm, 15/03/2012 13:48

Một số NH áp dụng quy định bảo lãnh khá máy móc

Đó là ý kiến của ông Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Ngân hàng Chứng khoán Đầu tư về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong cam kết lảo lãnh của ngân hàng.

Ông Hải nói:

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của ngân hàng với bên thụ hưởng bảo lãnh sẽ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán và ngân hàng thu phí bảo lãnh như một hoạt động tín dụng, như lãi suất cho vay.

Khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo bảo lãnh thì mặc nhiên số thanh toán đó được chuyển thành số dư nợ của bên được bảo lãnh. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng kèm theo Quyết định số 26 ngày 26/6/2006, hướng dẫn trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hạn mức bảo lãnh… rất rõ ràng.

Về nguyên tắc, ngân hàng có thể từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi cam kết bảo lãnh đã hết giá trị, tức là hết ngày hạn định mà bên thụ hưởng bảo lãnh không yêu cầu ngân hàng thanh toán. Ngoài ra, nghĩa vụ thanh toán còn phụ thuộc vào điều khoản trong cam kết bảo lãnh. Hiện một số ít ngân hàng áp dụng quy định khá máy móc, buộc bên thụ hưởng bảo lãnh phải chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thì mới thanh toán. Điều này đẩy cả 3 bên vào tranh chấp kéo dài. Bởi vậy, ít ngân hàng lựa chọn cam kết bảo lãnh này. Những ngân hàng lựa chọn thường là khả năng, chất lượng tín dụng có vấn đề.

Đa phần ngân hàng chuyên nghiệp muốn thu hút khách hàng, thể hiện đẳng cấp đều phát hành thư bảo lãnh cam kết thanh toán vô điều kiện, chỉ cần trong thời gian bảo lãnh thanh toán còn giá trị, bên thụ hưởng bảo lãnh phát hành văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán do bên thứ 3 không thanh toán thì ngân hàng sẽ thanh toán thay.

Đương nhiên, hợp đồng bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh cũng thể hiện điều này và cam kết thanh toán không điều kiện làm tăng giá trị của dịch vụ bảo lãnh, đảm bảo sự tin cậy cho bên thụ hưởng. Đa số ngân hàng đều phát hành bảo lãnh không điều kiện, không hủy ngang. Khi có tranh chấp, về cơ bản, ngân hàng phải bảo vệ quyền lợi của bên thụ hưởng trước và giải quyết với bên được bảo lãnh sau.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   HSBC: So với lạm phát, tăng trưởng tín dụng thấp đáng ngại hơn (15/03/2012)

>   IMF: Cần đặt mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát (15/03/2012)

>   Lãi suất tiến và lùi (15/03/2012)

>   “Ngân hàng hợp nhất” đầu tiên đang dần ổn định (15/03/2012)

>   Đề án 254: Tổng vệ sinh nợ xấu - nợ bẩn (15/03/2012)

>   Dọn dẹp thị trường để bỏ trần lãi suất (15/03/2012)

>   Huy động vàng biến tướng! (14/03/2012)

>   OCB dành 2.000 tỷ ưu đãi lãi suất thấp hơn 2,5% (14/03/2012)

>   'Ngân hàng VN cần xóa bỏ dần biện pháp hành chính' (14/03/2012)

>   Hạ lãi suất tiền gửi: Ngân hàng có "chê" tiền tỷ? (14/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật