Thứ Năm, 15/03/2012 13:45

HSBC: So với lạm phát, tăng trưởng tín dụng thấp đáng ngại hơn

Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam của HSBC số tháng 3/2012, vấn đề lạm phát hiện nay không đáng lo bằng tăng trưởng tín dụng thấp. Ngoài ra, thị trường ngoại hối có dấu hiệu tốt hơn nhưng vẫn phải thận trọng.

* HSBC: Lạm phát sẽ không đi lên cho đến tháng 11/2012

* HSBC: 500 triệu USD vốn ngoại đổ vào TTCK

* Tải tài liệu: Báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam số tháng 3/2012

Cụ thể, tín dụng đã tăng 10.9% trong năm 2011 so với 27.7% năm 2010. Chính phủ đặt trần tăng trưởng tín dụng ở mức 20% năm 2011 trong khi con số trên cho thấy nhu cầu tín dụng năm 2011 còn thấp và tăng trưởng thật sự vẫn dưới mức trần quy định.

Năm nay, trần tăng trưởng được áp ở mức 17%, 15%, 8% và 0% tuỳ từng ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng trong các hoạt động cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán, bất động sản cũng như các khoản vay tiêu dùng bị giới hạn ở mức 16%. Khó mà vượt qua mức quy định tăng trưởng này trong điều kiện nhu cầu trên thị trường hiện rất thấp.

Thị trường ngoại hối vẫn phải thận trọng

Theo HSBC, đến thời điểm này vẫn chưa thể kết luận những rủi ro có làm suy yếu đồng nội tệ hay không, tỷ giá giữa USD/VND dự tính sẽ còn trượt giá đến mức 21,500 vào cuối năm 2012. Điều này khá phù hợp với những tuyên bố gần đây của NHNN về VND trong năm 2012 – khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng năm nay trượt giá sẽ không quá 2-3%.

Số liệu tháng 2 cho thấy đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD.

Nếu có nhiều dòng vốn tương tự, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đem lại lượng ngoại tệ hữu ích cho đất nước.

Tổ chức này nhận định, nhiều yếu tố khiến chúng ta lo ngại về việc duy trì sự ổn định đồng nội tệ như lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy sự chuyển biến tích cực của những chỉ số này, và nếu tiếp tục cải thiện thì đồng nội tệ có thể tăng sức hấp dẫn trở lại.

Cắt giảm lãi suất – một cách chậm rãi

HSBC cho rằng việc cắt giảm lãi suất diễn ra quá sớm và quá nhanh khiến cho các nhà đầu tư  trong và ngoài nước bắt đầu e ngại sự trở lại của vòng tròn lẩn quẩn lạm phát – trượt giá. 

Trong lịch sử, lãi suất thực âm, hay lãi suất thực giảm, thường đi cùng với việc làm giảm áp lực giảm giá đồng Việt Nam. Trong chu kỳ này, tin tích cực là lãi suất thực đã được thu hẹp, không còn bị giảm quá nhiều. Điều này có thể không hạn chế việc khuyến khích nắm giữ đồng Việt Nam thay vì USD.

Nếu lãi suất không giảm quá nhanh, và lạm phát tiếp tục giảm, thì môi trường lãi suất thực sẽ lạc quan hơn cho đồng Việt Nam.

Bức tranh dòng vốn đang tích cực hơn

Một trong những tiến bộ nổi bật của đồng Việt Nam trong thời gian qua là đã thu hẹp cán cân thương mại. Bức tranh tổng quan đã cải thiện hơn với ghi nhận một lượng nhỏ thặng dư thương mại trong tháng 1 vừa qua. Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm qua Việt Nam có mức thặng dư tính theo tháng.

Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng tương đối mạnh, đặc biệt là nguồn đầu tư từ Nhật Bản. Số liệu tháng 2 cho thấy đầu tư trực tiếp từ Nhật vào Việt Nam đạt hơn 800 triệu USD. Nếu có nhiều dòng vốn tương tự, thì đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đem lại lượng ngoại tệ hữu ích cho đất nước.

Nhìn chung, thị trường vốn đã có cải thiện. Dòng vốn tính từ đầu năm đến nay chảy vào thị trường chứng khoán đạt khoảng 500 triệu USD. Do viễn cảnh tăng trưởng - lạm phát đã cải thiện đáng kể, thị trường tài sản trong nước bắt đầu có sức hấp dẫn hơn. Cùng lúc đó, với nguy cơ rủi ro trượt giá thấp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thị trường trong nước mang nhiều tiềm năng hơn. 

Với việc các ngân hàng trung ương phương tây vẫn đang có chủ trương nới lỏng tiền tệ, dòng tiền thừa sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi. Nếu cảm nhận rủi ro xuất hiện trở lại, thì nhà đầu tư sẽ bắt đầu chú ý đến những thị trường như Việt Nam.

Vay bằng USD gia tăng dẫn đến sự tăng giá ngắn hạn cho VND

Có nhiều yếu tố cho thấy nhu cầu cho các khoản vay USD trong nước đã cao hơn do lãi suất vay USD thấp hơn so với nội tệ. Điều này dẫn đến việc giao dịch bán giao ngay của USD/VND và các loại tiền tệ khác được thực hiện vào giữa biên độ giao dịch hàng ngày .

Yếu tố này đáng lẽ cho phép NHNN nhảy vào thị trường để thu mua USD nhằm gia tăng lượng dự trữ ít của mình. Tuy nhiên, HSBC hơi thận trọng khi dùng sự gia tăng mua này như chỉ số biểu thị sức mạnh dài hạn. Khi những khoản vay này đáo hạn trong 3 đến 6 tháng, có thể sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên thị trường giao ngay USD/VND ở hướng mua USD vì USD vẫn rất cần để trả nợ.

Đồng thời, với lãi suất đồng Việt Nam đang giảm dần, sẽ không còn nhiều động cơ để vay USD trong tương lai, từ đó tạo nên nhân tố ngắn hạn thay vì chỉ số dài hạn cho đồng Việt Nam.

Hơn nữa, gần đây NHNN thông báo kể từ 2/5/2012 các nhà nhập khẩu không được vay bằng đồng ngoại tệ trừ khi họ đã có sẵn lượng ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ. Vì vậy, các nhà nhập khẩu cần phải bổ sung nguồn USD của mình trong thị trường giao ngay, điều có thể làm giảm áp lực giảm giá đồng Việt Nam.

Tóm lại,  tuy bức tranh tiền đồng Việt Nam đã được cải thiện trong vài tháng gần đây, nhưng HSBC vẫn hơi e ngại. Vẫn còn khá nhiều rủi ro ở những mặt còn yếu hiện nay. Tuy nhiên, nếu sự cải thiện trong cán cân thương mại và lãi suất thực có thể bền vững hơn, thì đồng Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn. Chúng tôi vẫn dự báo một sự trượt giá nữa, nhưng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định ở mức 21,500 trong trung hạn.

Như Ý (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   IMF: Cần đặt mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát (15/03/2012)

>   Lãi suất tiến và lùi (15/03/2012)

>   “Ngân hàng hợp nhất” đầu tiên đang dần ổn định (15/03/2012)

>   Đề án 254: Tổng vệ sinh nợ xấu - nợ bẩn (15/03/2012)

>   Dọn dẹp thị trường để bỏ trần lãi suất (15/03/2012)

>   Huy động vàng biến tướng! (14/03/2012)

>   OCB dành 2.000 tỷ ưu đãi lãi suất thấp hơn 2,5% (14/03/2012)

>   'Ngân hàng VN cần xóa bỏ dần biện pháp hành chính' (14/03/2012)

>   Hạ lãi suất tiền gửi: Ngân hàng có "chê" tiền tỷ? (14/03/2012)

>   Ernst & Young tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cơ bản của VietinBank (14/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật