Thứ Năm, 29/03/2012 15:30

Cập nhật Đại hội nhà đầu tư thường niên 2012

MAFPF1 sẽ chuyển sang quỹ mở

Mặc dù có khá nhiều nhà đầu tư bày tỏ ý kiến không đồng tình cho Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Manulife (HOSE: MAFPF1) chuyển sang quỹ mở nhưng cuối cùng Đại hội đã thông qua việc chuyển đổi này với tỷ lệ trên 97%.

Tại Đại hội Nhà đầu tư thường niên 2012 của MAFPF1 chiều 29/03, ông Hồ Văn Dũng, Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife Việt Nam (MVFM) cho biết, dự kiến thời hạn hoàn tất chuyển đổi sang quỹ mở là 9 đến 12 tháng, dự kiến phí chuyển đổi khoảng 200-400 triệu đồng. Hiện MAFPF1 đã thỏa 2 điều kiện chuyển đổi quỹ mở: NAV lớn hơn 50 tỷ đồng, danh mục chỉ bao gồm chứng khoán niêm yết và thỏa các giới hạn đầu tư của Quỹ mở theo Thông tư 183.

Đại hội đã thông qua chủ trương trên với tỷ lệ đồng ý lên đến hơn 97% vào cuối buổi, tuy nhiên trước đó, nhiều nhà đầu tư bày tỏ sự không đồng tình với việc chuyển đổi đổi trên.tại Đại hội.

Nhà đầu tư e ngại rằng, dù theo dự kiến MAFPF1 chỉ mất từ 9- 12 tháng để thực hiện chuyển đổi sang quỹ mở nhưng trên thực tế có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, với 5 năm thua lỗ, liệu 2 năm còn lại có cứu nổi mức lỗ lũy kế 95 tỷ đồng không?

Có nhà đầu tư lại cho rằng Ban điều hành đang lấy phí quản lý 2% trên NAV mỗi năm (tương đương 2.7 tỷ đồng) và đưa ra phương án chuyển đổi chỉ nhằm tiếp tục ăn vào phần vốn của nhà đầu tư. Với suy nghĩ như vậy, nhà đầu tư không tán thành việc chuyển đổi Quỹ.

Trong khi đó, phía MAFPF1 cho rằng phần phí này chính nhà đầu tư ký vào điều lệ, tất cả các phí này đều ở mức 2%. Nếu thông qua quỹ mở, Ban điều hành càng áp lực hơn nhưng quyền lợi nhà đầu tư cũng được tăng cao.

MAFPF1 là quỹ đóng thứ 3 có chủ trương chuyển đổi sang quỹ mở sau VFMVF4 và VFMVFA. Được biết, nếu không chuyển đổi sang quỹ mở thì quỹ đóng MAFPF1 sẽ hết thời hạn hoạt động vào tháng 9/2014.

Ông Thái Hoàng Long trúng cử Chủ tịch Ban đại diện quỹ

Toàn bộ 6 nội dung tờ trình đã được Đại hội Nhà đầu tư thông qua. Các ông bà gồm Thái Hoàng Long, Tống Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Trang, Lâm Lệ Linh,  Võ Văn Tiến được bầu vào Thành viên Ban đại diện quỹ nhiệm kỳ 2012  - 2014. Trong đó, ông Thái Hoàng Long là Chủ tịch Ban đại diện quỹ.

Tăng tỷ trọng ngành hàng tiêu dùng

Về kế hoạch trước mắt, quỹ sẽ tiếp tục đầu tư vào một số công ty trong ngành ngân hàng, tiêu dùng, viễn thông, dịch vụ y tế và dầu khí có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định trong năm 2012. Đồng thời xem xét tăng tỷ trọng đầu tư vào ngành hàng tiêu dùng so với mức hiện tại. MAFPF1 vẫn duy trì tỷ trọng đầu tư thấp vào các ngành bất động sản, dịch vụ tiện ích và dịch vụ tài chính vì tốc độ tăng trưởng thấp hơn các ngành khác.

Tài sản ròng tăng 25% trong quý đầu năm

Trong 3 tháng đầu năm 2012, quỹ đã giảm tỷ trọng tiền mặt từ 10% cuối năm 2011 xuống còn 4%. Đồng thời tăng tỷ trọng cổ phiếu ngành ngân hàng (EIB, MBB), viễn thông (FPT), tiêu dùng (VNM). Theo đó, giá trị tài sản ròng tính đến 15/03 đã tăng 24.6% so với cuối năm 2011.

Cụ thể, chiến lược đầu tư của quỹ là linh hoạt tăng giảm tỷ trọng tiền mặt để tạo giá trị tăng thêm cho quỹ. Đồng thời tập trung vào các cổ phiếu có mối liên hệ mật thiết với tiêu dùng nội địa, có các chỉ số cơ bản tốt, có tiềm năng tăng trưởng trong năm 2012 – 2014. Tiếp tục nắm giữ các công ty có tính chất phòng thủ để giảm rủi ro, hạn chế đầu tư vào ngành bất động sản ít nhất cho đến quý 3/2012

Giảm tỷ trọng cổ phiếu BVH

Theo báo cáo của Ban điều hành, kết thúc ngày 31/12/2011, lỗ thuần của quỹ 30.4 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền mặt lại tăng lên mức tối đa 10% từ mức 5.8% năm 2010.

Cũng trong năm qua, danh mục đầu tư của quỹ đã được tái cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng vào các ngành dịch vụ y tế, ngân hàng, viễn thông và cổ phiếu VIC thuộc ngành bất động sản; đồng thời giảm tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ tiện ích do các ngành này bị ảnh hưởng lớn từ việc lãi suất tăng cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại trong 2011.

Ngoài ra, quỹ cũng giảm tỷ trọng ngành bảo hiểm, cụ thể là cổ phiếu BVH để hiện thực hóa lợi nhuận do giá mã này tăng cao hơn so với tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Các quỹ đã tổ chức Đại hội:

* VFMVF1: Tạm ứng cổ tức 2012 tối thiểu 50% lợi nhuận

* VFMVF1: 5 hạn chế và 3 rủi ro khi chuyển đổi sang quỹ mở

* VFMVF4: Đại hội thông qua chủ trương chuyển đổi sang quỹ mở

* VFMVFA: Đại hội thông qua việc chuyển đổi sang quỹ mở

* Thị trường có áp lực khi VF4 và VFA chuyển đổi quỹ mở?

Bội Mẫn (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   VSG đặt kế hoạch lỗ thêm 59 tỷ đồng năm 2012 (29/03/2012)

>   PVI dự kiến tăng vốn lên 4,663 tỷ đồng trong năm nay (29/03/2012)

>   HSBC Việt Nam báo lãi trước thuế 1,971 tỷ đồng năm 2011 (29/03/2012)

>   Mùa ĐHCĐ: Ngành thủy sản chung nỗi lo (29/03/2012)

>   PVN rót vốn PVX: Hiệu quả đầu tư trái ngành? (29/03/2012)

>   BSC đặt kế hoạch 5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (29/03/2012)

>   C21 đặt chỉ tiêu lợi nhuận hợp nhất 101 tỷ đồng (29/03/2012)

>   PIT dự kiến thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 100:4 (29/03/2012)

>   BMC: Ước doanh thu quý 1 đạt 105 tỷ đồng (28/03/2012)

>   CSG: HĐQT sẽ xin ý kiến giải thể công ty (28/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật