Thứ Hai, 19/03/2012 11:35

Giảm lãi suất, để không chỉ là hô hào

Theo ghi nhận, mặc dù đã có chủ trương giảm lãi suất huy động, nhưng khó có thể hy vọng một đợt giảm lãi suất cho vay mạnh mẽ từ các ngân hàng lớn.

Lãi suất vay vốn mới đã được các ngân hàng nước ngoài áp dụng từ hơn một tuần nay, nhưng tại hầu hết ngân hàng trong nước, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay.

Lãi suất vay vốn mới đã được các ngân hàng nước ngoài áp dụng từ hơn một tuần nay, nhưng tại hầu hết ngân hàng trong nước, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay, kể từ khi có thông tin giảm lãi suất huy động và sau đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố chính thức áp dụng trần lãi suất tiền gửi 13%/năm.

Theo khảo sát của ĐTCK, hiện nay, lãi suất cho vay của HSBC và ANZ chào đến các doanh nghiệp là 15,5%/năm, thấp nhất trong các ngân hàng. Ngân hàng nước ngoài luôn có mức lãi suất cho vay ưu đãi nhất và đi trước khoảng 1 tháng trong việc giảm lãi suất huy động. Tuy nhiên, tiếp cận được tín dụng của các ngân hàng nước ngoài không dễ. Ngay cả khi không bị khống chế chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, thì các ngân hàng này cũng có sự sàng lọc chặt chẽ khách hàng vay vốn.

Trong nhóm ngân hàng quốc doanh lớn, chỉ có một ngân hàng đã chào lãi suất cho vay 15,5%/năm. Một doanh nghiệp được xếp loại tín dụng cao nhất của BIDV cho biết, mức lãi suất vay tại ngân hàng này vẫn là 17,5%/năm, duy trì từ tháng 2 đến nay. Kể từ sau thông tin giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp chưa nhận được thông báo điều chỉnh lãi suất cho vay từ BIDV. Còn nhóm ngân hàng cổ phần lớn đang chào lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất phổ biến ở mức 17,5%/năm trở lên.

Nhưng mức lãi suất cho vay nói trên là đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn. Còn các doanh nghiệp ở các ngành nghề như thương mại, sản xuất quy mô vừa, bất động sản, thì mức lãi suất cho vay cao hơn khoảng 1,5%.

Theo ghi nhận của ĐTCK, mặc dù đã có chủ trương giảm lãi suất huy động, nhưng khó có thể hy vọng một đợt giảm lãi suất cho vay mạnh mẽ từ các ngân hàng lớn. Độ trễ từ chủ trương đến thực tế nhiều khả năng sẽ được các ngân hàng kéo giãn ra cho phù hợp với thực tế là đang có mối lo ngại về lạm phát cao từ việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào. Nhìn lại thời điểm sau Tết, lãi suất của các ngân hàng giảm, sau đó lại tăng thêm 0,5%.

Một số doanh nghiệp cho biết, khi làm việc với ngân hàng thì họ được thông báo lãi suất cho vay sẽ giảm, nhưng phải chờ đến cuối tháng 3. Với lãi suất tiền gửi là 13%/năm, thì mức lãi suất cho vay phổ biến có lẽ sẽ là 16%/năm.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và thương mại SMC cho rằng, lãi suất 14 - 15%/năm là mức tương đối mà doanh nghiệp chấp nhận được. Tất nhiên, so với năm 2008, lãi suất vay vốn là 12%/năm, thì mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn còn cao.

Các tháng cuối năm 2011, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp không thể chuyển chi phí tăng giá đầu vào, trong đó có chi phí lãi vay tăng, vào giá bán. Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp giai đoạn đó giảm rõ rệt.

Sang những tháng đầu năm nay, dù cho có thông điệp giảm lãi suất từ Ngân hàng Nhà nước, nhưng tâm lý chung của doanh nghiệp là còn nghi ngại tình hình kinh tế vĩ mô biến động sau động thái tăng giá xăng, dầu và tiếp đến là áp lực tăng giá điện.

Tuy nhiên, có vẻ như gánh nặng kiềm chế lạm phát không còn dồn lên tín dụng và lãi suất như trước. Việc giảm lãi suất cho vay ở thời điểm này được kỳ vọng giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí tài chính, chứ chưa đủ để cải thiện sức cầu tiêu thụ hàng hóa.

Vì thế, kế hoạch kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp lớn đặc biệt thận trọng. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đặt kế hoạch hơn 900 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn nhiều so với thực hiện năm 2011 (trên 1.223 tỷ đồng). Lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen trong tháng 2/2012 chỉ đạt một nửa kế hoạch lợi nhuận tính bình quân theo tháng là 20 tỷ đồng và còn thấp hơn nếu so với thực hiện của quý IV/2011. Tháng 2 và tháng 3 là các tháng cao điểm của ngành thép, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp ngành thép không mấy khả quan, do sức tiêu thụ thấp.

Nhiều ý kiến cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp năm nay không chỉ nằm ở lãi suất cao, mà còn là sự suy giảm của nhu cầu tiêu thụ dịch vụ, hàng hóa trong nước, nhất là khi tăng trưởng tín dụng bị kiềm chế thấp hơn năm ngoái.

Thành Nam

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Ngân hàng zombie và “tài sản độc hại” (19/03/2012)

>   Lối đi nào cho sáp nhập ngân hàng Việt Nam? (19/03/2012)

>   Khởi động vốn cho bất động sản (19/03/2012)

>   Khuyến mãi nước ngoài bao nhiêu là đủ? (18/03/2012)

>   Bài học pháp luật về cho vay bằng ngoại tệ (18/03/2012)

>   Hàng quý, ngân hàng phải báo cáo tình hình thanh khoản (18/03/2012)

>   Rủi ro... đạo đức ngân hàng (18/03/2012)

>   Thêm ngân hàng mở dịch vụ giữ hộ vàng (18/03/2012)

>   Điểm sáng tỉ giá (17/03/2012)

>   Hai mũi tên nhắm đến nhiều đích (17/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật