Thứ Hai, 12/03/2012 16:47

Bí ẩn đằng sau báo cáo kiểm toán dần hé lộ

Báo cáo kiểm toán thường hé lộ những “mảng tối” mà nhà đầu tư không thể tìm được trong các báo cáo riêng lẻ hay hợp nhất do doanh nghiệp đã công bố. Tính đến thời điểm này, những bí ẩn đó đang dần sáng tỏ.

Việc nộp báo cáo kiểm toán năm 2011 được quy định đến tận ngày 10/04, nhưng đến nay đã có 106 doanh nghiệp đi tiên phong. Cũng như mọi năm, báo cáo kiểm toán thường hé lộ những “mảng tối” mà nhà đầu tư không thể tìm được trong các báo cáo riêng lẻ hay hợp nhất được công bố.

Đáng chú ý trong số các báo cáo kiểm toán đã công bố là lợi nhuận của doanh nghiệp ít nhiều bị “bốc hơi” mất một ít như IVS giảm 37% còn 104.45 triệu đồng.

Nhưng đáng kể nhất là CTCP Thép Việt Ý (VIS), cổ đông chưa hết vui mừng với mức lợi nhuận 110 tỷ đồng công ty đạt được thì phải đón nhận một tin “sét đánh” khi báo cáo sau kiểm toán giảm 83 tỷ đồng, chỉ còn vỏn vẹn 27.72 tỷ đồng, tức giảm 75% sau kiểm toán. Sự sụt giảm này chủ yếu do chi phí tài chính sau kiểm toán tăng vọt từ 73 tỷ đồng lên trên 183 tỷ đổng.

* Những doanh nghiệp nợ như Chúa chổm

* Doanh nghiệp mía đường: Năm 2012 có còn lãi to?

* Ngân hàng lãi khủng do trích lập dự phòng thấp?

* Bức tranh LN nhóm cổ phiếu được khối ngoại giao dịch nhiều trong tháng 2

* DN vận tải biển: Lợi nhuận 2011 đồng loạt giảm và lỗ

* Năm “hạn” của doanh nghiệp nhà Đặng Thành Tâm

* DN ngành nhựa: Lợi nhuận năm 2011 đồng loạt giảm

* Thoát lỗ ngoạn mục nhờ lợi nhuận khác

* Đại gia bất động sản năm 2011: Điệp khúc giảm và lỗ

* Doanh nghiệp lỗ và lỗ nặng hơn vì lợi nhuận khác

Tuy vậy, cũng có một số doanh nghiệp, lợi nhuận lại tăng một cách khó ngờ. Điển hình là MHC thoát khỏi án hủy niêm yết bắt buộc nhờ sau khi kiểm toán công ty bất ngờ lãi ròng hợp nhất 1.1 tỷ đồng, và cổ đông công ty mẹ đạt 108 triệu đồng, thay vì âm 72 triệu đồng được công bố trước đó.

Một trường hợp khác là CIG có lợi nhuận sau thuế đã kiểm toán tăng đột biến 86% từ 872 triệu đồng lên 1.62 tỷ đồng, chủ yếu là do giá vốn hàng bán giảm. Sự thay đổi đáng ngờ này giúp cổ phiếu CIG tăng kịch trần trong nhiều phiên liên tiếp kể từ đầu tháng 3.

TRC cũng bất ngờ ghi nhận thêm 11 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lên 515 tỷ đồng sau khi kiểm toán báo cáo tài chính 2011 chủ yếu nhờ chi phí thuế được điều chỉnh giảm. Công ty vẫn chưa có giải trình cụ thể về sự thay đổi này.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng có lưu ý về báo cáo tài chính 2011 của PAN, VLF, PHR, CNG…

Cụ thể như đơn vị kiểm toán lưu ý CNG có thể tăng thêm gần 31 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế nếu vẫn giữ tỷ lệ khấu hao như trước ngày 01/01/2011 thì mức khấu hao của năm 2011 của công ty sẽ giảm tương ứng. Tuy nhiên, do công ty đã thay đổi tỷ lệ khấu hao tài sản cố định hữu hình từ ngày 01/01/2011 làm cho kết quả kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng.

Năm 2011, CNG lãi ròng hơn 203 tỷ đồng. Công ty dự kiến chi trả cổ tức năm 2011 lên đến 70% vốn điều lệ.

Một số doanh nghiệp khác cũng được đơn vị kiểm toán cho “ý kiến” như Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) tiếp tục ngoại trừ việc CTCP Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long (HOSE: VLF) chưa giảm quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đề làm nguồn chi các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 và 2008 phải nộp bổ sung với số tiền 31.35 tỷ đồng theo quyết định ngày 13/7/2011 của Tổng cục Thuế về việc giải quyết khiếu nại của VLF.

A&C cũng lưu ý khoản đầu tư của VLF vào công ty liên kết (Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn -Vĩnh Long) chưa được phản ánh theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

Với PHR, đơn vị kiểm toán cho rằng, nếu công ty thực hiện loại trừ giá trị lợi thế kinh doanh hơn 103 tỷ đồng ra khỏi chi phí hợp lý thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ước tính tăng thêm 23.64 tỷ đồng.

Hay A&C cũng lưu ý đối với CTCP Xuyên Thái Bình (HOSE: PAN) về việc chưa trích lập dự phòng cho hai khoản đầu tư tổng cộng gần 34.4 tỷ đồng. Cụ thể, A&C cho rằng, PAN chưa xem xét lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn của các cổ phiếu chưa niêm yết và các khoản đầu tư dài hạn khác tại thời điểm cuối năm với giá trị đầu tư ghi sổ lần lượt là 17.2 tỷ đồng và 17.19 tỷ đồng.

Theo thống kê của Vietstock, trong 6 tháng đầu năm đã có khoảng 65 trường hợp “có vấn đề” sau soát xét. Và dự báo, “vấn đề” sẽ còn tăng thêm nhiều khi hàng trăm doanh nghiệp còn lại hoàn thành báo cáo kiểm toán 2011.

Vẫn còn 24 doanh nghiệp nợ BCTC hợp nhất 2011

Tính đến hết ngày 09/03, vẫn còn 24 doanh nghiệp mới chỉ công bố báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2011 dù thời hạn nộp đã qua từ rất lâu. 

Sàn HNX có đến 14 doanh nghiệp “chây ỳ”, còn sàn HOSE có những gương mặt khá “tiếng tăm” như MPC, VCF, NTB…

Minh An – Thủy Tiên (Vietstock)

finfonet

Các tin tức khác

>   MSBS lãi ròng gần 21 tỷ đồng trong năm 2011 (12/03/2012)

>   MPC: 2 tháng đạt kim ngạch xuất khẩu 43.3 triệu USD (12/03/2012)

>   MPC lại bị nhắc nhở việc chậm nộp BCTC (12/03/2012)

>   Hoàng Anh Gia Lai sẽ “thoát nạn”! (12/03/2012)

>   KDC - Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm (12/03/2012)

>   BST đặt kế hoạch 2.4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (12/03/2012)

>   GTT, NVN SGT, VPK: Chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2012 (12/03/2012)

>   AVS nỗ lực thoát khỏi diện cảnh báo (12/03/2012)

>   PHR đặt mục tiêu giảm 53% lợi nhuận ròng công ty mẹ (12/03/2012)

>   PET đặt mục tiêu 60 tỷ đồng lãi trước thuế quý I (12/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật