Thứ Hai, 12/03/2012 13:19

KDC - Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm

Là doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu Việt Nam nhưng CTCP Kinh Đô (KDC) đang dần bộc lộ những điểm yếu trong các chiến lược phát triển của mình.

Gánh nặng chi phí

KDC được biết đến như một thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong ngành sản xuất bánh kẹo khi chiếm gần 40% thị phần trong nước. KDC hiện có kênh bán hàng sâu rộng và sản phẩm đa dạng, từ sản phẩm sử dụng thường ngày (bánh bông lan), đến sản phẩm cao cấp sử dụng trong ngày lễ tết cổ truyền (bánh Trung Thu).

Thêm vào đó, việc sáp nhập CTCP Kinh Đô miền Bắc (NKD) vào KDC nhằm tạo điều kiện thuận lợi để KDC mở rộng, phát triển thị phần miền Bắc. Hiện tại, hệ thống phân phối KDC có năng lực vượt trội với 120.000 điểm bán lẻ, 30.000 điểm bán kem và sản phẩm sữa, 100.000 điểm bán giải khát và 1.800 nhân sự bán hàng. Các kênh phân phối này trải rộng trên toàn quốc, vươn tới các nước láng giềng Lào, Campuchia và Thái Lan.

Tuy nhiên, hệ thống phân phối quá lớn này đã tạo áp lực lên lợi nhuận của KDC. Ước tính chi phí bán hàng trên doanh thu của KDC trong năm 2011 tiếp tục tăng 5% so với năm 2010 và gấp đôi năm 2009. Chính vì yếu tố này, dù 2011 là một năm thành công của KDC khi doanh thu đạt 4.265 tỷ đồng (tăng 120%), nhưng lợi nhuận ròng chỉ bằng 50% so với năm 2010 là 292 tỷ đồng.

Ngoài nguyên nhân chính đến từ sự gia tăng mạnh chi phí bán hàng, việc sụt giảm lợi nhuận của KDC còn đến từ những yếu tố khách quan khác. Chẳng hạn, một số dòng sản phẩm của KDC như bánh quy, bánh quế đang có dấu hiệu vào giai đoạn bão hòa trước sự cạnh tranh quyết liệt từ các sản phẩm ngoại nhập đang có xu hướng gia tăng.

Song song đó, do đặc thù hoạt động của ngành bánh kẹo, KDC cũng bị phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu (đường, bột mì) nên ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán. Điều này khiến năm 2011 giá của các sản phẩm này tăng 12-18%.

Hướng rẽ bất thành

Điều đáng nói, trong khi hoạt động chính gặp khó, các hoạt động đầu tư trái ngành mà KDC đang theo đuổi là tài chính và bất động sản cũng gặp nhiều trở ngại trong năm 2011. Trong trào lưu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, KDC tập trung vào mảng kinh doanh cao ốc và mặt bằng bán lẻ. Tuy nhiên, hướng đầu tư này đang gặp bế tắc khi thị trường bất động sản đóng băng.

Các khoản đầu tư tài chính là CP của các công ty như CTCP Đầu tư Lavenue (chiếm 50% vốn điều lệ), Công ty TNHH Tân An Phước (chiếm 49% vốn điều lệ), CTCP Bất động sản Thành Thái (chiếm 30% vốn điều lệ) và CP OTC của nhiều doanh nghiệp khác. Tất cả khoản đầu tư này đang trong tình trạng thua lỗ trước sự tụt dốc của TTCK trong năm qua.

Theo báo cáo tài chính năm 2011, KDC đã trích dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn cho các khoản đầu tư này hơn 61 tỷ đồng khiến kết quả kinh doanh quý IV lỗ gần 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, thất bại lớn nhất của KDC chính là việc đầu tư vào CTCP Nước giải khát Sài Gòn - Tribeco (TRI). Dù bỏ nhiều công sức và tiền bạc nhưng đến nay KDC vẫn chưa thể giúp Tribeco thoát khỏi tình trạng thua lỗ.

Hoạt động trong lĩnh vực có nhiều tiềm năng ngay cả khi tình hình kinh tế không sáng sủa, nhưng với hướng rẽ bất thành nên năm 2012 vẫn bị xem là năm khó khăn cho hoạt động của KDC. Đây cũng chính là những nội dung nóng sẽ được các cổ đông và NĐT đem ra chất vấn tại ĐHCĐ năm 2012.

Một điểm đáng lưu ý nữa là việc KDC và Ezaki Glico (tập đoàn sản xuất bánh kẹo của Nhật Bản) vừa chính thức công bố thỏa thuận hợp tác. Theo đó, Ezaki Glico mua 14 triệu CP KDC (tương đương 10%) trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ của KDC.

Đây cũng là sự kiện được các cổ đông mang ra “mổ xẻ” trong ngày tổ chức đại hội dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21-4 tới tại TPHCM. Nội dung liên quan chất vấn là thỏa thuận ra sao? Doanh nghiệp sẽ được lợi gì từ sự hợp tác này, giá bán cổ phần là bao nhiêu?

Hải Hồ

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   BST đặt kế hoạch 2.4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (12/03/2012)

>   GTT, NVN SGT, VPK: Chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2012 (12/03/2012)

>   AVS nỗ lực thoát khỏi diện cảnh báo (12/03/2012)

>   PHR đặt mục tiêu giảm 53% lợi nhuận ròng công ty mẹ (12/03/2012)

>   PET đặt mục tiêu 60 tỷ đồng lãi trước thuế quý I (12/03/2012)

>   DPR ước đạt hơn 80 tỷ đồng lãi trước thuế tháng 2 (12/03/2012)

>   TBC: Lợi nhuận sau kiểm toán gấp 2.7 lần trước kiểm toán (12/03/2012)

>   Những doanh nghiệp nợ như Chúa chổm (12/03/2012)

>   SMC bán được 40.000 tấn thép trong tháng 2 (12/03/2012)

>   HNX: Thêm 6 công ty chốt quyền dự ĐHĐCĐ thường niên 2012 (12/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật