Thứ Năm, 29/03/2012 09:30

Nhịp đập Thị trường 29/03:

Bên bán tháo chạy, vậy ai đã gom hàng?

Phiên thứ hai trong tuần thị trường lao dốc, áp lực bán sàn lan rộng về cuối phiên. Các lệnh bán này tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, với tổng cộng gần 190 mã ở cả hai sàn. Nhóm bluechips, đặc biệt ở sàn HOSE không chịu áp lực này dù giá có giảm đáng kể.

Sao diễn biến lình xình và giằng co suốt buổi sáng, tâm lý nhà đầu tư bất ngờ bi quan vào buổi chiều với hàng loạt lệnh bán được tung vào thị trường. Áp lực có giảm nhưng sau đó lại tăng mạnh. Kết cục, các chỉ số cũng như cổ phiếu đều đóng cửa ở mức thấp nhất của phiên.

Nhóm Large Cap có mức giảm ít nhất, với 1.39%, trong khi Mid Cap lại bị bán mạnh, giảm tới 2.49%, Small Cap và Micro Cap lần lượt giảm 1.94% và 1.82%.

Do số lượng cổ phiếu giảm sàn ít hơn HNX (87 mã), và biên độ giảm của các bluechips không mạnh, do vậy VN-Index chỉ mất 1.5% so với tham chiếu, tức 6.69 điểm xuống còn 439.63 điểm.

Trong rổ VN30, nhờ EIB, HVG, CII tăng giá nhẹ, các mã khác đứng giá như OGC, FPT, GMD, KDH, HPG… góp phần áp chế được đà giảm của các mã khác. Do vậy, VN30 chỉ mất 6.06 điểm, tương đương 1.2% xuống 498.48 điểm.

Giao dịch toàn sàn tăng đáng kể so với buổi sáng, đạt tổng cộng 74.52 triệu đơn vị, tương đương 1,048.79 tỷ đồng. SBS, EIB, PXL đều đạt trên 3 triệu đơn vị mỗi mã. Đáng chú ý là SBS giảm sàn, PXL giảm 1.85% dù phần lớn phiên buổi sáng hai mã này tăng kịch trần.

Khối ngoại chỉ mua vào xấp xỉ 5 triệu đơn vị, tập trung chủ yếu vào STB với hơn 1 triệu đơn vị, tiếp đến là KDH, REE, IJC, HPG…

Ở sàn HNX, cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng không còn cứu nổi thị trường. Với 231 mã giảm giá, trong đó trên 100 mã giảm sàn. Không ít trong đó là cổ phiếu chứng khoán. Điều đó làm cho HNX-Index mất đến 2.33 điểm, tức 3.08% so với tham chiếu, đóng cửa tại 73.2 điểm.

Lượng giao dịch tăng gấp đôi so với buổi sáng, đạt 96.27 triệu đơn vị, tương đương 941 tỷ đồng, cho thấy lực cầu bắt đáy cũng khá lớn. Trong đó, riêng HBB chiếm 14.7 triệu đơn vị, mã này giảm 4.29% so với tham chiếu. PVX có 8.8 triệu đơn vị khớp lệnh, và giảm 5.36% thị giá; VND có gần 7.4 triệu đơn vị, đồng thời giảm kịch sàn. KLS có 5.77 triệu đơn vị và giảm 5% về giá.

Khối ngoại ra sức gom cổ phiếu ở sàn này với 3.25 triệu đơn vị, với 54 tỷ đồng. Các mã được mua nhiều là PVS, KLS, DBC, CVN, VCS…

13h30: Mất kiên nhẫn, bên bán xả hàng mạnh

Sau thời gian kiềm chế buổi sáng, với diễn biến giằng co và khá ảm đạm. Phiên buổi chiều bắt đầu với áp lực xả hàng khá mạnh, tuy nhiên lệnh bán giá sàn không chiếm áp đảo.

Lực cầu bắt đáy cũng có sự cải thiện đáng kể, thể hiện qua khối lượng giao dịch đang gia tăng.

Khoảng 13h30, với áp lực giảm giá từ các mã chủ chốt như VIC, VNM, MSN, PVF, BVH, MBB, STB, SSI, PVD… và hơn 190 mã chứng khoán lớn nhỏ khác tại HOSE làm cho VN-Index đánh mất 6.59 điểm, tương ứng 1.48% xuống 4393.73 điểm.

Giao dịch toàn sàn đạt gần 62 triệu đơn vị, tương đương 855.83 tỷ đồng.

Trong rổ VN30, với khoảng 90 mã giảm giá, chỉ có vài mã đứng giá và một mã tăng nhẹ là HVG đã làm cho VN30-Index rớt 6.59 điểm, tức khoảng 1.31% xuống 497.95 điểm. Lượng giao dịch của nhóm này đạt 19.3 triệu đơn vị, trị giá 380 tỷ đồng.

Ngay cả những mã cổ phiếu đầu cơ như PXL, HQC, VNI… cũng quay đầu giảm hoặc trở về mốc tham chiếu.

Sàn HNX, chỉ số có lúc giảm hơn 3% điểm số, nhưng đến 13h30 tạm rút lại còn 2.06 điểm, tương ứng 2.73% xuống 73.47 điểm.

Toàn bộ những cổ phiếu ngân hàng, bao gồm cả ACB đều giảm giá khá mạnh. Nhóm cổ phiếu bluechips như VND, KLS, PVX, VCG, BVS, PVS… không có mã nào giữ được mốc tham chiếu, hoặc tăng nhẹ. Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng trong tình trạng này. Tổng cộng toàn sàn có hơn 230 mã giảm giá, trong đó gần 80 mã giảm sàn.

Buổi sáng: Từ thận trọng đến ảm đạm và giằng co

Cả hai sàn đồng loạt giảm điểm trong khoảng 1/3 thời gian giao dịch cuối buổi sáng. Bên mua thận trọng, bên bán không xả hàng nhưng lực bán lại chiếm ưu thế so với bên mua. Điều này dẫn đến việc thị trường giảm, thanh khoản xuống thấp.

Sự thận trọng này đến từ việc thị trường bất ngờ tăng mạnh vào cuối phiên trước, trong khi các công ty chứng khoán cho rằng xu hướng điều chỉnh vẫn còn, và khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế mua vào.

Do bên mua quá yếu, nên lực bán dù không mạnh nên số lượng cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo so với các mã tăng.

Dù có những cổ phiếu chủ chốt vẫn tăng giá như MSN, EIB, BVH, VCB, GMD, PDR… nhưng VN-Index và VN30 đều giảm.

Theo đó, cuối phiên buổi sáng, dù chỉ số Large Cap tăng nhẹ 0.06% nhưng VN-Index vẫn giảm 1.21 điểm,tương ứng 0.27% xuống 445.11 điểm.

Thanh khoản thấp hơn thường ngày, chỉ còn 41.3 triệu đơn vị, tương đương 602.69 tỷ đồng. SBS không còn tăng giá mạnh như đầu phiên mà trở về mốc tham chiếu. Cả SBS và PXL đều đạt xấp xỉ 2.5 triệu đơn vị mỗi mã.

Ở sàn HNX, đà giảm trải dài trong phần lớn thời gian của phiên cuối sáng. Cuối buổi, hầu hết các mã vốn hóa lớn đều đứng giá hoặc giảm nhẹ. Không có nhóm cổ phiếu nào đủ sức nâng đỡ cho thị trường.

Dù không có nhiều mã giảm sàn, nhưng với gần 200 mã giảm, chỉ có khoảng 65 mã tăng giá làm cho HNX-Index rớt 0.79 điểm, tương ứng 1.05% xuống 74.74 điểm.

Thanh khoản chỉ đạt 45.43 triệu đơn vị, tương đương 440 tỷ đồng. HBB chiếm hơn 7 triệu đơn vị, mã này trong phiên giao dịch khác giằng co, lúc tăng lúc giảm theo từng đợt sóng của thị trường.

10h30: Tiền quá yếu, khó mong thị trường tăng mạnh

Dòng tiền quá yếu nên cả bên mua và bên bán đều không đủ sức chi phối thị trường. Do vậy, sự biến động tăng hay giảm của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn cũng đủ làm thị trường đi chệch hướng.

Quan sát giao dịch của nhóm cổ phiếu ngân hàng và những mã bluechips ở hai sàn cũng đủ thấy được diễn biến của thị trường từ đầu phiên đến giờ.

Lúc 10h35, các nhóm cổ phiếu này có sự phân hóa khác lớn, các mã tăng giảm và đứng giá đan xen vào nhau, nhưng nhờ BVH, MSN, EIB, FPT, VCB, DPM, HPG… vẫn giữ được sắc xanh nên VN30 và VN-Index tiếp tục duy trì mức tăng nhẹ. VN-Index tăng 0.27 điểm, tương ứng 0.06% đạt 446.59 điểm.

Tuy nhiên, lượng cổ phiếu giảm giá đang chiếm ưu thế 118/82 mã, do đó, chỉ cần một vài bluechip đảo chiều, thì sắc đỏ có thể quay trở lại.

Giao dịch đến lúc này cũng đạt mức thấp,với 25.7 triệu đơn vị, trị giá 361 tỷ đồng. Khối ngoại mua vào với mức rất thấp.

Một vài cổ phiếu đầu cơ tiếp tục tăng giá mạnh và không có người bán ra như PXL, KSA, PTC, BTP, BF1, VNH… trong khi BBC, CSG lại tăng giá nhờ các hoạt động tích cực của công ty.

10h00: Không thể giảm sâu, tín hiệu tích cực đã trở lại?

Không thể giảm mạnh như ý đồ của bên bán, thị trường đã bật tăng trở lại từ sau 10h00. Giảm vì cổ phiếu lớn thì tăng cũng nhờ nhóm cổ phiếu này.

Hai chỉ số chính của hai sàn đều bật xanh vào khoảng 10h04. Tuy nhiên, chỉ có VN-index duy trì được mức tăng nhẹ trong khi HNX-Index lại tiếp tục đảo chiều giảm, dù mức giảm không lớn.

Có thể thấy, VN-Index bật xanh là nhờ MSN tăng gầ 1%, BVH trở về mốc tham chiếu và các mã cổ phiếu ngân hàng khác cũng tăng nhẹ như VCB (+0.34%), CTG (+0.27%), EIB (+2.3%), riêng MBB và STB tiếp tục giảm. Nhưng nhìn chung, sắc đỏ vẫn nhiều hơn sắc xanh với 101 mã giảm và 70 mã tăng giá.

Giao dịch được nâng lên 16 triệu đơn vị, trị giá 223 tỷ đồng. Trong đó, SBS được giao dịch hơn 1.6 triệu đơn vị.

HNX-Index tăng nhẹ, rồi giảm nhẹ do lực cầu trên sàn này vẫn chưa thực sự mạnh, đặc biệt là mã ACB có sự dao động tăng giảm quanh mốc tham chiếu, nên đà tăng của HNX-Index cũng bị ảnh hưởng.

Nhưng đến khoảng 10h13, cả ACB, cùng các mã ngân hàng khác như HBB, SHB và cổ phiếu vốn hóa lớn gồm PVX, VND, KLS, SEC, PVS… do vậy, HNX-Index bật tăng tr6n 0.1%.

Số lượng cổ phiếu tăng giảm khá cân bằng nhau với 90/97 mã. HBB có sự khởi sắc khi tăng 200 đồng lên 7,000 đồng/cp. Giao dịch đạt khoảng 4 triệu đơn vị.

9h30: Cổ phiếu lớn đảo chiều, hai sàn cùng giảm điểm

Sự thận trọng của bên mua khiến sắc đỏ nhanh chóng quay lại thị trường. Khoảng 9h35, hai chỉ số chính lần lượt đảo chiều đi xuống, cùng với đó là mức giảm của nhiều mã chủ chốt.

Ở HOSE, có thể ghi nhận BVH, MSN, VIC đồng loạt giảm giá nhẹ, riêng BVH giảm trên 2%. Các mã ngân hàng dù chưa giảm nhưng cũng trở tham chiếu. Các mã khác dù tăng nhưng khá yếu.

Với khoảng 80 mã giảm giá, chỉ có 56 mã tăng làm cho VN-Index mất 2.08 điểm, tương ứng 0.47% xuống 444.24 điểm. Giao dịch tăng lên 8.26 triệu đơn vị, tương đương 95 tỷ đồng.

Còn tại HNX, ACB giảm xuống dưới 25,000 đồng/cp, những mã ngân hàng khác lần lượt quay về tham chiếu, cổ phiếu ngân hàng cũng không còn lực đỡ. Do vậy, với khoảng 75 mã giảm giá, HNX-Index rớt 0.08 điểm, tức khoảng 0.11% xuống 75.45 điểm. Giao dịch đạt gần 12 triệu đơn vị, tương đương 115 tỷ đồng. HBB có giao dịch nhiều nhất nhưng cũng chỉ đạt 1.15 triệu đơn vị.

Mở cửa: Thị trường tăng nhẹ, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục khởi sắc

Thị trường tiếp tục có sự tăng trưởng trong những phút mở cửa phiên giao dịch sáng nay (29/03). Dù đà tăng không thực sự mạnh, nhưng với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu ngân hàng và một loạt cổ phiếu chủ chốt giúp các chỉ số tăng đáng kể.

Dù vậy, khối lượng giao dịch không cao mấy, là dấu hiệu cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư.

Cụ thể, với việc VIC có lúc tăng kịch trần nhờ thông tin phát hành thành công 185 triệu USD trái phiếu quốc tế chuyển đổi, nhưng ở đợt khớp lệnh thứ nhất, VIC ghi nhận mức tăng trên 2% do bên bán chủ động xả hàng để kiềm giá.

Một loạt cổ phiếu ngân hàng này đề tăng nhẹ trên dưới 1%, ngoại trừ STB giảm 0.43%. Tổng cộng toàn sàn có khoảng 60 mã tăng giá, 44 mã giảm và 50 mã giao dịch ở mức tham chiếu. Có khá ít cổ phiếu tăng trần, một số mã tăng trần có thể ghi nhận như SEC, SRF, TPC, PTC, BBC… Đặc biệt, BBCTPC có kế hoạch trả cổ tức 12% và 20% bằng tiền mặt.

Đáng chú ý, mã CSG sau khi có thông tin xin ý kiến giải thể công ty, lực cầu đối với mã này tăng đáng kể, giá cổ phiếu tăng kịch trần và rất hiếm người chịu bán ra.

Sự tích cực này giúp VN-Index tăng 2.69 điểm, tương ứng 0.6%, đạt 449.01 điểm. Giao dịch chỉ vỏn vẹn 2.45 triệu đơn vị, trị giá 28.61 tỷ đồng. SBS là mã có khối lượng giao dịch nhiều nhất.

Ở sàn HNX, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có sự tích cực, cùng với một số mã vốn hóa lớn khác cũng tăng giá, nên HNX-Index đạt 76.06 điểm sau 15 phút mở cửa, thanh khoản ở mức 4 triệu đơn vị, tương đương 34 tỷ đồng.

Toàn sàn có 68 mã tăng giá, 25 mã giảm và 305 mã đứng yên. VSP là mã có giao dịch nhiều nhất với hơn 400 ngàn đơn vị, tiếp đó là PFL, HBB, PVX và VND.

Viết Vinh (Vietstock)

FINFONET

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 29/03: Cổ phiếu Ngân hàng dẫn dắt thị trường? (28/03/2012)

>   Sóng Ngân hàng trở lại, HNX “khởi nghĩa” cuối phiên (28/03/2012)

>   Vietstock Daily 28/03: Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh đang nói lên điều gì? (27/03/2012)

>   Chen chân bán giá sàn, VN-Index giảm 13 điểm (27/03/2012)

>   Vietstock Daily 27/03: Dòng tiền mở rộng phạm vi hoạt động (26/03/2012)

>   Thị trường rung lắc mạnh, cổ phiếu penny lên ngôi (26/03/2012)

>   Kinh tế Vĩ mô Tuần 26 – 30/03: Lạm phát tăng thấp và dư địa nới tín dụng (25/03/2012)

>   Vietstock Weekly 26 – 30/03: Duy trì đà tăng trước hàng loạt yếu tố hỗ trợ? (25/03/2012)

>   Chứng khoán Tuần 19 – 23/03: Cổ phiếu “nóng” hút dòng tiền (23/03/2012)

>   Thị trường lại “nóng” cuối phiên, 219 mã tăng trần (23/03/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật