Thứ Bảy, 11/02/2012 08:09

Sản xuất tăng tốc đầu năm - Bài 3: Kỳ vọng nông nghiệp bứt phá

Năm 2011, sản xuất nông nghiệp trong nước dù gặp không ít khó khăn nhưng giá trị xuất khẩu lớn, nhất là các mặt hàng gạo, tôm, cá. Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bị ảnh hưởng mạnh bởi các đơn hàng từ châu Âu, nông nghiệp, một lần nữa, là sự kỳ vọng cho bức tranh kinh tế trong năm 2012.

Thu hoạch cá tra.

Xuất khẩu tôm: 1 tỷ USD

Sáng mùng 1 Tết Nhâm Thìn 2012, ở Cà Mau có 10 nhà máy chế biến tôm đông lạnh thủy sản xuất khẩu đã mở cửa sản xuất với gần 3.000 công nhân vào ca, bắt tay vào sản xuất đầu năm mới. Sau đó hàng chục nhà máy khác lần lượt mở cửa chính thức sản xuất lô sản phẩm đầu năm. Lô hàng sản xuất đầu năm cũng còn là tâm nguyện thụ lộc với hy vọng một năm mới làm ăn phát đạt. Nhìn chung, ngày ra quân đầu năm mới, tinh thần của anh chị em rất phấn khởi. Cà Mau hiện có 30 nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu, với gần 30.000 công nhân, mỗi năm chế biến gần 100.000 tấn sản phẩm xuất khẩu sang 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, năm 2011 đạt kim ngạch 980 triệu USD và phấn đấu năm 2012 đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD.

Cá tra: 1,8 tỷ USD

Với mặt hàng cá tra xuất khẩu, “Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá tra” lần đầu tiên được tiến hành đồng bộ với 24 thành viên, tổng diện tích nuôi trên 28ha tại An Giang và Cần Thơ do Công ty TNHH sản xuất thương mại - dịch vụ Thuận An tiến hành thí điểm từ tháng 8-2011 đến nay cũng đạt nhiều kết quả tốt. Mô hình liên kết với chuỗi giá trị khép kín, trong đó, đầu mối là doanh nghiệp chế biến thực hiện tất cả các khâu trung gian nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đây được xem là mô hình chuỗi liên kết khá chặt chẽ, đảm bảo truy suất nguồn gốc, hạ giá thành sản xuất và nhất là giải quyết bài toán ép giá, tranh mua, tranh bán cá tra thời gian qua. “ĐBSCL đã hình thành được chuỗi sản xuất liên kết từ con giống, thức ăn chăn nuôi; tỷ lệ tập trung hóa cao. Trong tương lai gần, xu hướng liên kết theo chuỗi có thể đạt 100%, khi đó ngành cá tra có thể đứng vững” - ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lạc quan.

Các chuyên gia trong ngành nhận định, tình hình tiêu thụ cá tra trên thế giới trong năm 2012 sẽ không có biến động lớn dù xảy ra khủng hoảng tài chính ở một số khu vực. Tại hội nghị tổng kết tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 tại TP Cần Thơ vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát yêu cầu Tổng cục Thủy sản phải chủ động thông tin về sản phẩm cá tra Việt Nam: chất lượng, đảm bảo quy trình an toàn nuôi, chế biến, xuất khẩu và đấu tranh với những động thái không công bằng về thị trường. Bộ sẽ sớm trình Chính phủ thông qua Nghị định quản lý sản xuất, tiêu thụ cá tra; thành lập Hiệp hội cá tra ĐBSCL... Kim ngạch xuất khẩu cá tra theo kế hoạch năm 2012 của cả nước là 1,8 tỷ USD.

Lúa gạo: 6,5 - 7,2 triệu tấn

Từ Tết Nguyên đán đến nay, nông dân ĐBSCL đã bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân sớm, năng suất khá cao nhờ “lợi thế” mùa lũ vừa qua. Dù tình hình tiêu thụ lúa những ngày đầu năm có trầm lắng, song, Bộ Công thương khẳng định sắp tới sẽ có nhiều giải pháp để đảm bảo nông dân bán lúa có giá, đạt lợi nhuận 30%. Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cho biết, từ năm 2012 trở đi xuất khẩu gạo không đặt nặng chỉ tiêu số lượng mà đầu tư nhiều hơn để nâng cao chất lượng, tăng giá trị, đảm bảo lợi ích cho nông dân trồng lúa. Mục tiêu chung của năm 2012 là xuất khẩu 6,5 - 7,2 triệu tấn.

Hiện nay, mô hình “cánh đồng mẫu lớn” đã mang lại những tác động hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Mô hình này cho thấy những thành công bước đầu cho việc xây dựng mối liên kết làm ăn bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân theo quy trình khép kín. Ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty TNHH MTV nông nghiệp Cờ Đỏ, cho biết: “Năm 2012, ngoài việc thực hiện tốt hơn nữa Nghị quyết 11 của Chính phủ, công ty đang tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản xuất lúa tốt hơn để tạo dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh ở trong và ngoài nước. Đây cũng là giải pháp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo, giúp nông dân có lợi nhuận ngày càng cao”. Cùng tâm huyết, ông Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc công ty Gạo Việt (thuộc Tổng công ty Gentraco), khẳng định: “Gạo Việt tiếp tục đồng hành cùng nông dân, đảm bảo tiêu thụ lúa gạo trong vùng mô hình mà gạo Việt đã tham gia ký kết bao tiêu sản phẩm”.

H.Luông - C.Phong

- Bài 1: Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp

- Bài 2: Gồng mình “vượt bão”

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp xăng dầu lại kêu lỗ (10/02/2012)

>   FAO: Giá tất cả các mặt hàng lương thực đều tăng (10/02/2012)

>   Việt Nam, Thái Lan và Qatar hợp tác đầu tư dự án Tổ hợp hóa dầu (10/02/2012)

>   Doanh nghiệp nhựa kêu khó vì thuế môi trường  (10/02/2012)

>   Các sếp EVN lĩnh lương bình quân 37 triệu đồng/tháng (10/02/2012)

>   Ứ đọng hàng trăm xe mía tại nhà máy đường Gia Lai (10/02/2012)

>   Sữa lại tăng giá (10/02/2012)

>   Sản xuất công nghiệp: Thách thức ngay từ đầu năm (10/02/2012)

>   Sản xuất tăng tốc đầu năm - Bài 2: Gồng mình “vượt bão” (10/02/2012)

>   Hoạt động đầu tư xây dựng phát triển mạnh mẽ (09/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật