Thứ Tư, 29/02/2012 15:50

Phân loại doanh nghiệp minh bạch và quyết liệt

Phân loại các doanh nghiệp để thực hiện phương án cải cách phù hợp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

Không để kinh doanh trung thực, tài trí bị thua thiệt Đầu tư công: Nhầm lẫn trong phân cấp Tái cấu trúc ngân hàng: Ném chuột không để vỡ bình! Tái cấu trúc DNNN: Khó nhất Các tập đoàn nhà nước đầu tư ngoài ngành: Lỗ nhiều hơn lãi Thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các tập đoàn: Không dễ!

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành cần lộ trình quyết liệt

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB), hiện doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng 1% trong tổng số các doanh nghiệp trong nước, nhưng chiếm 39% - 45% tài sản cố định và 25% vốn vay ngân hàng. Nhìn nhận lại hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế, có thể thấy rõ bài toán phân bổ nguồn lực lâu nay chưa hợp lý, đây là một vấn đề đáng lo ngại. Phân loại các doanh nghiệp để thực hiện phương án cải cách phù hợp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, ông Deepak Mishra nhận định, hiện nay, mặc dù số lượng doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam đã giảm mạnh, song hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản cố định và nguồn vốn vay. Với 1 đồng vốn, doanh nghiệp nhà nước thu được 1 đồng doanh thu trong khi các khu vực kinh tế khác thu được 21 đồng. Với 1 đồng chi phí nhân công, doanh nghiệp nhà nước thu được 1,7 đồng, trong khi khu vực kinh tế khác thu được 16,3 đồng.

Ông Deepak Mishra cho rằng, một trong các phương án cải cách doanh nghiệp nhà nước là xác định và phân loại các nhóm doanh nghiệp: "Cần phân loại doanh nghiệp nhà nước thành 3 nhóm: nhóm 1 DNNN cần cổ phần hóa ngay (đến 100%); DNNN cần sắp xếp trước và sau đó cổ phần hóa (đến 49%); nhóm 3 DNNN luôn duy trì dưới 100% sở hữu nhà nước. Cần áp dụng khung khổ cải cách toàn diện gồm: Công bố thông tin: thực hiện chính sách minh bạch thông tin mới cho các DNNN bao gồm cả các tập đoàn kinh tế NN; Hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại: Thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN kể cả công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế nhà nước.

Theo ông Nguyễn Trọng Dũng, Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp của Văn phòng Chính phủ, sau 10 năm thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, số doanh nghiệp độc lập 100% vốn nhà nước giảm mạnh từ 5.655 doanh nghiệp vào đầu năm 2001, xuống còn 1.309 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2011. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa sắp xếp được theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp cơ quan quản lý. Sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước còn hạn chế. Việc thành lập nhiều công ty con và đầu tư vào những lĩnh vực được giao có độ rủi ro cao, không có kinh nghiệm trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn, thiếu kiểm soát chặt chẽ làm phân tán nguồn lực ảnh hưởng đến sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Trọng Dũng thừa nhận, nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đề án cải cách doanh nghiệp nhà nước là phân loại doanh nghiệp, ở một số lĩnh vực quan trọng, nhà nước vẫn giữ 100%, sẽ tiếp tục giải thể phá sản những công ty không hiệu quả và thực hiện tái cơ cấu theo nguyên tắc thị trường với doanh nghiệp còn lại: "Một số nhiệm vụ trọng tâm: Xác định doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước an ninh, quốc phòng, sản xuất điện đa mục tiêu, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển quan trọng… các công ty nông lâm nghiệp vừa sản xuất kinh doanh kết hợp với công ích ở vùng sâu vùng xa, duy trì 692 doanh nghiệp trong giai đoạn này; đồng thời cổ phần hóa 573 doanh nghiệp trong đó 57 Tổng công ty; tiếp tục giải thể phá sản những công ty không hiệu quả và với doanh nghiệp còn lại thực hiện tái cơ cấu theo nguyên tắc thị trường".

Tính đến nay, Việt Nam đã có hơn 20 năm cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Ở thời điểm này, việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, vì liên quan đến các tập đoàn, tổng công ty lớn và một số nhóm lợi ích của nền kinh tế. Bên cạnh đó, vấn đề giải quyết sắp xếp việc làm lao đông dôi dư, các khoản chi phí tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước cũng là thách thức lớn.

Ông Phạm Viết Muôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho rằng, cải cách doanh nghiệp nhà nước đi theo hướng giảm về số lượng, nhưng ở những ngành, lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ thì doanh nghiệp nhà nước phải chi phối được để nhà nước thực hiện được công cụ điều tiết vĩ mô và nhiều khi sử dụng nó để can thiệp thị trường. Những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ thì thực hiện cải cách theo hướng đa dạng hóa sở hữu là chính. Để thực hiện được mục tiêu này cần quyết liệt, song cũng rất cần sự minh bạch, công khai, dân chủ.

Ông Phạm Viết Muôn nói: "Minh bạch, công khai, dân chủ là cái mà chúng tôi đang theo đuổi. Nếu doanh nghiệp nhà nước không minh bạch, không công khai được hiệu quả hoạt động của mình thì rất khó thực hiện giám sát. Giám sát doanh nghiệp nhà nước hiện nay là khó bởi tính thiếu công khai, minh bạch của nó. Còn kiểm toán hiện nay là kiểm toán theo sổ sách, kiểm toán để phục vụ công tác quản lý tài chính, quản lý sử dụng tiền trong doanh nghiệp. Thông thường khi vụ việc xảy ra rồi thì mới phát hiện, mới thanh tra, kiểm tra, xử lý. Vừa mất mát cán bộ, vừa thiệt hại về tiền của tài sản, thu hồi chẳng được mấy...".

Mới đây, Chính phủ đã có công văn yêu cầu, muộn nhất là quý 1/2012, tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước phải trình phương án tái cơ cấu để tập trung vào nhiệm vụ và ngành nghề chính, kiên quyết dừng đầu tư ngoài ngành. Hiện, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã giao các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp của mình để trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 1 và thực hiện ngay trong năm nay./.

Minh Hà-Cẩm Tú

VOV

Các tin tức khác

>   Năm năm WTO: Khó nhất là thay đổi chính mình! (29/02/2012)

>   10 sự thật thế giới ít biết về kinh tế Việt Nam (29/02/2012)

>   Giám đốc DEV: Việt Nam đạt được nhiều thành tựu (29/02/2012)

>   PVN cam kết cắt giảm chi tiêu hơn 3.700 tỉ đồng (29/02/2012)

>   Nhiều yếu tố gây áp lực tăng giá trong tháng 3 (29/02/2012)

>   Ngán ngẩm với những dự án thép tỷ USD (29/02/2012)

>   Fitch Ratings: Kinh tế Việt Nam đang đi vào ổn định (28/02/2012)

>   'Bắt bệnh' thời kỳ khó khăn dai dẳng của kinh tế Việt Nam (28/02/2012)

>   Năm 2030, GDP bình quân của Hà Nội đạt 17.000 USD (28/02/2012)

>   Việt Nam tìm cách thu hút thêm doanh nghiệp Nhật Bản (27/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật