Thứ Ba, 28/02/2012 15:16

Nhìn lại làn sóng từ bỏ môi giới thời "chứng" khó

Hoạt động không hiệu quả trong khi chi phí hàng năm lên tới tiền tỷ đã khiến nhiều công ty chứng khoán (CTCK) “chia tay” với nghiệp vụ chính là lĩnh vực môi giới.

Theo thống kê của Vietstock dựa trên BCTC năm 2011 của 25 CTCK niêm yết thì tổng doanh thu môi giới đạt khoảng 545 tỷ đồng, con số này chỉ chiếm bình quân 9% trong tổng doanh thu của CTCK. Trong khi đó, doanh thu môi giới của 22 CTCK đã niêm yết trong năm 2010 đem lại 870 tỷ đồng.

TTCK đi xuống, hơn 100 CTCK cùng tranh giành “miếng bánh” thị phần bé nhỏ đã khiến môi giới chứng khoán rơi vào trạng thái hoạt động “cầm chừng”, thậm chí ở nhiều công ty, doanh thu môi giới không đủ để trả phí lưu ký. Tổng giám đốc một CTCK cho biết, chi cho hoạt động môi giới của công ty trong năm 2011 lên tới hơn 20 tỷ đồng. Ngoài ra, một năm công ty này còn phải trả thêm gần 2 tỷ đồng tiền phí lưu ký chứng khoán, chưa kể các khoản chi phí cho dữ liệu giao dịch bảng giá, kết nối với các Sở GDCK…Đây cũng được xem là tình cảnh chung của nhiều CTCK khác.

Trước sức ép tái cơ cấu công ty chứng khoán cũng như không thể gắng gượng được trong bối cảnh kinh doanh gặp khó, nhiều CTCK đã quyết định “chia tay” với môi giới chứng khoán. Khai màn cho quyết định này phải kể đến CTCK Gia Anh vào năm 2009. Đến cuối năm 2011, hoạt động từ bỏ nghiệp vụ môi giới được khuấy động trở lại bởi CTCK Đông Dương (DDSC) và có xu hướng lan rộng tại nhiều CTCK thời điểm hiện tại.

1. Chứng khoán Gia Anh

Chứng khoán Gia Anh là doanh nghiệp đầu tiên nổ phát pháo rời bỏ hoạt động môi giới vào tháng 3/2009, công ty đã bỏ hết các nghiệp vụ môi giới, tự doanh và lưu ký chứng khoán. Đây có thể là một trong những hệ quả của năm 2008 để lại, khi TTCK  Việt Nam rơi vào giai đoạn “tồi tệ” nhất trong lịch sử từ khi hình thành.

Theo đó, toàn bộ các tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng được chuyển giao sang CTCP Chứng khoán An Phát (HNX: APG) quản lý.

Tiếp đó, vào tháng 12/2009, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã ban hành quyết định chấm dứt tư cách thành viên của CTCK Gia Anh vì không đáp ứng đủ điều kiện. Trong năm này, công ty lỗ 12.8 tỷ đồng, đây là năm thứ hai liên tiếp CTCK Gia Anh bị lỗ.

Sau đó, Chứng khoán Gia Anh vẫn tiếp tục hoạt động với lĩnh vực duy nhất còn lại là tư vấn đầu tư. Đến tháng 3/2011, cái tên Chứng khoán Gia Anh đã biến mất khỏi thị trường để thay bằng một cái tên mới là CTCP Chứng khoán Hamico, trực thuộc Tập đoàn khoáng sản Hamico.

2. Chứng khoán Đông Dương

Nếu Chứng khoán Gia Anh đã mở màn cho việc rời bỏ nghiệp vụ môi giới của CTCK thì CTCP Chứng khoán Đông Dương (DDSC) là đơn vị khuấy động trở lại làn sóng này hai năm sau đó.

Vào giữa tháng 12/2011, thị trường tài chính đón nhận thông tin “chấn động” khi DDSC có thông báo gửi khách hàng về việc tạm ngưng nghiệp vụ môi giới và chuyển khách hàng qua Kim Eng (KEVS). Sự kiện này khiến dân “chứng” xôn xao với tin đồn DDSC sẽ sáp nhập vào Kim Eng. Tuy nhiên, ông Vũ Trần Dương - Phó Tổng giám đốc điều hành của DDSC cho biết, trong bối cảnh thị trường khó khăn, công ty rơi vào tình trạng thiếu vốn nên không thể duy trì các hoạt động kinh doanh không mang lại nhiều doanh thu nhưng ngốn chi phí lớn. Đó là lý do DDSC tạm ngừng nghiệp vụ môi giới.

Vào những ngày đầu tháng giêng của năm 2012, DDSC đã tự nguyện chấm dứt tư cách thành viên tại HOSE. HNX cũng có thông báo ngừng hoạt động giao dịch của DSSC để hoàn tất thủ tục chấm dứt tư cách thành viên trên cả thị trường niêm yết và UPCoM kể từ ngày 10/02/2012.

Được biết, quý 4/2011 công ty lỗ 2.6 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế cả năm lên 26 tỷ đồng. Năm 2010, DDSC chỉ lãi vỏn vẹn 6 triệu đồng.

3. Chứng khoán Trường Sơn

Ngay sau khi DDSC thông báo tạm ngừng nghiệp vụ môi giới, liền sau đó CTCP Chứng khoán Trường Sơn (TSS) cũng có công văn đề nghị chấm dứt tư cách thành viên trên 2 Sở vào cuối tháng 12/2011.

Với việc xin chấm dứt tư cách thành viên, TSS đã tự nguyện rời bỏ nghiệp vụ môi giới và lưu ký chứng khoán. Tài khoản của nhà đầu tư được chuyển qua CTCP Chứng khoán Navibank (NVS).

Chưa dừng lại ở đó, việc chấm dứt tư cách thành viên tại 2 Sở đã dấy lên những vụ lùm xùm của công ty này với các nhà đầu tư và nhân viên công ty.  Nhà đầu tư khởi kiện TSS phong tỏa tài khoản trái phép, trong khi nhân viên lại tố bị TSS khất khoản nợ hơn 4 tỷ đồng. Đến nay, vụ việc vẫn chưa có hồi kết.

Được biết, TSS ra đời vào năm 2008, nghiệp vụ kinh doanh gồm môi giới,, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán. Năm 2008 và 2009, TSS liên tục thua lỗ với mức âm 13.11 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2010 chỉ lãi nhẹ 768 triệu đồng.

4. Chứng khoán SME

Có thể nói, những ngày cuối năm 2011, ekip CTCP Chứng khoán SME (HNX: SME) liên tục phải đối mặt với những vấn đề đau đầu.

Ngay từ tháng 11/2011, SME đã bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đình chỉ tạm thời 1 tháng hoạt động lưu ký sau nhiều lần nhắc nhở, cảnh cáo trước đó vì không có khả năng thanh toán khiến một số giao dịch có chiều mua từ SME bị hủy.

Đầu tháng 12/2011, SME tiếp tục bị đình chỉ tư cách thành viên của hai Sở HNX và HOSE trong vòng một tháng từ 07/02 và đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Sự việc chưa dừng lại ớ đó, tới ngày 08/02, công ty chính thức công bố thông tin bất thường về việc tạm dừng hoạt động môi giới từ 01/03 đếb 31/08. Đồng thời, công ty cũng đóng cửa chi nhánh TPHCM và ngừng hoạt động lưu ký chứng khoán. Cùng ngày, công ty cũng bị đình chỉ hoạt động giao dịch đến ngày 15/02.

Từ khi được giao dịch trở lại, cổ phiếu SME không thể “ngóc đầu” đi lên, thị giá chỉ dao động quanh mốc 1,000 đồng/cp. Đến nay, SME chỉ còn được giao dịch mỗi phiên môt tuần. Nhiều nhà đầu từ đã phải  canh chừng để bán tháo cổ phiếu nhằm thu hồi được đồng nào hay đồng nấy.

Đến nay, SME vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2011. Từ quý 1 đến quý 3/2011, hoạt động kinh doanh của công ty đều rơi vào cảnh thua lỗ. Năm 2010, công ty lãi ròng 14 tỷ đồng.

5. Chứng khoán Hà Nội

Gần đây nhất, CTCP Chứng khoán Hà Nội (HSSC) cũng  thông báo từ bỏ nghiệp vụ môi giới.

Sở GDCK Hà Nội vừa ngừng hoạt động giao dịch theo đề nghị của công ty để hoàn tất thủ tục chấm dứt tư cách thành viên trên cả thị trường niêm yết và UPCoM kể từ ngày 17/02.

Đến cuối năm 2010, HSSC có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 15.7 tỷ đồng. Tình hình kinh doanh của công ty khá thê thảm, với việc lỗ liên tiếp 3 năm  từ 2008-2010. Tổng lỗ lũy kế của công ty là 34.4 tỷ đồng. Hiện tại công ty chưa công bố báo cáo tài chính 2011.

Trương Thơ (Vietstock)

Finfonet

Các tin tức khác

>   HBB khớp lệnh 40 triệu cp: Đang “xả” hay đang gom? (28/02/2012)

>   Chiến lược giao dịch ngày 28/02/2012 (28/02/2012)

>   28/02: Bản tin 20 giờ qua (28/02/2012)

>   Những chữ ký thổi bay tài khoản! (27/02/2012)

>   Ẩn số MBB: Khối ngoại mua ròng 100 tỷ trong tuần qua (27/02/2012)

>   LAS: Không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (27/02/2012)

>   VinaCapital: Giá chứng chỉ quỹ VNL giảm 15% trong tháng 1 (27/02/2012)

>   Thị trường chứng khoán: Dòng tiền từ đâu? (27/02/2012)

>   Trung Nam - Westernbank: Cuộc đấu lý chưa có hồi kết (27/02/2012)

>   Eastspring Investments: Triển vọng phát triển cho ngành quản lý quỹ (27/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật