Thứ Hai, 06/02/2012 18:10

Moody’s: Ngân hàng Việt Nam dễ bị tác động bởi khủng hoảng nợ châu Âu

(Vietstock) – Moody’s vừa nêu bật 5 rủi ro đối với các ngân hàng châu Á – Thái Bình Dương đồng thời cho rằng hệ thống ngân hàng các nước Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam dễ bị tác động nhất bởi các cú sốc kinh tế và tài chính xuất phát từ khủng hoảng nợ châu Âu.

Ngày 06/02, Moody’s nêu bật 5 rủi ro ít có khả năng xảy ra nhưng có thể tác động mạnh đến các ngân hàng châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay dù môi trường tín nhiệm của khu vực này khá ổn định.

5 kịch bản rủi ro theo nhận định của các chuyên gia phân tích Moody's là sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, nguy cơ hạ cánh cứng của nền kinh tế Trung Quốc, khả năng bùng nổ của bong bóng bất động sản tại châu Á, sự suy giảm của giá hàng hóa và sự trì trệ của thị trường bất động sản Australia. Theo Moody’s, tất cả những mối đe dọa tiềm ẩn này có thể trở thành các cú sốc thực sự nghiêm trọng đối với một số hệ thống ngân hàng khu vực.

Stephen Long, Giám đốc phụ trách Bộ phận các tổ chức tài chính châu Á - Thái Bình Dương của Moody’s cho rằng: “Đây không phải là kịch bản chính của chúng tôi. Các rủi ro tuy ít có khả năng xuất hiện nhưng có thể gây ra tác động mạnh và cần phải được theo dõi sát trong vòng 12 tháng tới”.

Liên quan đến rủi ro thứ nhất là sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ, Moody’s cho rằng hệ thống ngân hàng các nước Australia, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam dễ bị tác động nhất bởi các cú sốc kinh tế và tài chính từ cuộc khủng hoảng nợ Eurozone.

Thứ hai là nguy cơ hạ cánh cứng của Trung Quốc. Dựa trên đợt kiểm tra (stress test) của mình, Moody’s đã đưa ra nhận định có tính chất trấn an là khả năng sinh lời, khoản trích lập dự phòng thua lỗ và nguồn vốn của các ngân hàng Trung Quốc vẫn là một lớp đệm khá tốt.

Báo cáo của Moody’s cũng cho rằng sự sụt giảm đáng kể của giá bất động sản tại châu Á nhìn chung sẽ chỉ tác động nhẹ đến các hệ thống ngân hàng khu vực.

Bên cạnh đó, Moody’s kỳ vọng tác động của sự sụt giảm giá hàng hóa lên xếp hạng tín nhiệm của các quốc gia khác nhau là khác nhau. Các khó khăn tiềm ẩn sẽ tập trung chủ yếu vào các công ty xuất khẩu hàng hóa nhưng cũng là rủi ro đối với các nhà chế biến trung gian.

Rủi ro cuối cùng theo xác định của các nhà phân tích là sự đình trệ của thị trường bất động sản Australia. Tuy nhiên, Moody’s cũng nhấn mạnh rằng các ngân hàng của Australia đã được bảo vệ khỏi tác động trực tiếp từ đà sụt giảm của giá nhà nhờ tỷ lệ giữa khoản vay và giá trị tài sản thế chấp (LVR) thấp cũng như việc sử dụng hình thức bảo hiểm thế chấp.

Phước Phạm

Finfonet

Các tin tức khác

>   Tỷ giá vì sao đi xuống? (06/02/2012)

>   Agribank bắt đầu “chuyển giao nội bộ” (06/02/2012)

>   Tin vào khả năng giảm lãi vay (06/02/2012)

>   Ngân hàng năm 2012: Mối lo từ nợ xấu (06/02/2012)

>   Bài toán khó của thống đốc ngân hàng (06/02/2012)

>   3 ngân hàng nhỏ khác chuẩn bị "về chung một nhà" (05/02/2012)

>   'Tiền bơm cho ngân hàng trong Tết không gây lạm phát' (05/02/2012)

>   Tỉ giá chưa “căng” (04/02/2012)

>   Đầu năm, ngân hàng tung tiện ích mới (04/02/2012)

>   Huy động vàng: Thách thức từ tính bảo thủ (04/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật