Thứ Hai, 06/02/2012 06:08

Bài toán khó của thống đốc ngân hàng

Vào những ngày sát tết Nhâm Thìn, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước - Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lần đầu tiên tổng kết công việc của mình với báo giới:

“Đến thời điểm này, những gì đã nói với báo chí, mình đều đã thực hiện: lãi suất cho vay xuống 17%-19%; lãi suất huy động không vượt trần 14%; tỉ giá theo hướng 1%; thị trường vàng cũng đã có những bước đi đầu tiên cơ bản ổn định”.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình

Tình hình đã tương đối khả quan theo như nhận định, đánh giá của thống đốc nhưng vẫn còn đó những nỗi lo.

Năm 2011, nhà kinh tế Lê Đăng Doanh đã từng tổng kết “Từ năm 1991 đến nay, chưa bao giờ tình hình kinh tế-xã hội lại xấu như bây giờ”. Tương tự như vậy, từ 20 năm qua, chưa có cái tết nào các doanh nghiệp (DN) lại rơi vào tình cảnh khốn khó như tết năm nay. Tình cảnh khốn khó ấy không chỉ biểu thị bởi con số 49.000 đơn vị phải phá sản và giải thể trong năm 2011, mà còn bằng vào câu chuyện “chạy ăn từng bữa” cho công nhân của không ít DN hiện nay.

Những ngày tết đã qua, giờ đây nỗi lo của các DN lại có dịp “cất cánh” trong năm con rồng: Lấy đâu ra tiền để trả lương cho công nhân, trả nợ cho ngân hàng và để tái sản xuất? Trong khi đó, vẫn còn những hố sâu phân cách quá lớn giữa thu nhập ngân hàng và thu nhập DN (như Vietcombank có mức thu nhập bình quân lên đến 22,4 triệu đồng/người/tháng), chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn là 6%-7%...

Có lẽ phải ghi nhận vị thống đốc mới nhậm chức đã thành công trong việc giữ được tỉ giá ngoại tệ ổn định, bằng vào con số đến 13,5 tỉ USD dự trữ ngoại tệ. Nhưng trong sáu tháng chấp nhiệm chức vụ thống đốc, lãi suất huy động đã chỉ được giữ nghiêm khoảng hai tháng trong thực tế, để rồi sau đó vẫn tự “diễn biến” là chính.

Trong thực tế, chỉ có một phần nhỏ - khoảng 15%-20% số DN - có thể tiếp cận được với mức lãi suất cho vay 17%-19%. Và cũng chỉ từ đầu năm 2012, giá vàng trong nước mới tạm rút ngắn mức chênh lệch của nó so với giá vàng thế giới, tuy vẫn còn cao gấp ba lần so với “từ 400.000 đồng trở lên là có dấu hiệu đầu cơ” - như một nhận định của vị thống đốc vào cuối tháng 8-2011.

Nền kinh tế Việt Nam sẽ tồn tại và đi lên bằng nội lực sản xuất của nó, hay được “quy chiếu” bởi các thị trường đầu cơ? Nếu ai đó cứ vin vào lý do “khó khăn thanh khoản” của hệ thống ngân hàng mà dứt khoát không chịu kéo giảm lãi suất cho vay, e rằng câu chuyện “làm những gì đã hứa” của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một số điều còn để ngỏ!

Viết Lê Quân

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   3 ngân hàng nhỏ khác chuẩn bị "về chung một nhà" (05/02/2012)

>   'Tiền bơm cho ngân hàng trong Tết không gây lạm phát' (05/02/2012)

>   Tỉ giá chưa “căng” (04/02/2012)

>   Đầu năm, ngân hàng tung tiện ích mới (04/02/2012)

>   Huy động vàng: Thách thức từ tính bảo thủ (04/02/2012)

>   Cẩn trọng khi vay ngoại tệ (03/02/2012)

>   Nghi vấn lách trần lãi suất... (03/02/2012)

>   Nợ xấu cao, nhiều ngân hàng có nguy cơ mất vốn (03/02/2012)

>   Ngân hàng châu Á: Triển vọng tín nhiệm ổn định (03/02/2012)

>   Tiếp tục kìm giữ tỷ giá là con dao hai lưỡi (03/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật