Thứ Ba, 21/02/2012 08:39

Lập ngân hàng BĐS sẽ cứu được địa ốc?

Trong lúc thị trường BĐS đang đóng băng, các công ty địa ốc sống thoi thóp, liệu giải pháp lập ngân hàng BĐS có cứu được thị trường này?

Thông tin trên một số tờ báo cho biết, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa đưa ra đề xuất thành lập ngân hàng chuyên về bất động sản. Đây là hướng để khơi thông nguồn vốn cho thị trường trong bối cảnh khó khăn.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, do nguồn vốn từ ngân hàng bị "ngắt" nên nhiệm vụ chính đặt ra trong năm 2012 là phải giải quyết được nguồn vốn để các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện dự án của mình, lấy lại lòng tin của người dân.

Đăng ký ngay để tham dự MIỄN PHÍ hội thảo "Cơ hội nào cho Thị trường Bất động sản Việt Nam 2012?" do Vietstock Communications tổ chức.

Hội thảo có sự tham gia của hai diễn giả hàng đầu GS.TS Đặng Hùng VõTS Lê Xuân Nghĩa.

Thời gian: 8h30 – 12h00 Thứ Bảy ngày 25/02/2012

Địa điểm: Queen Plaza - Số 3-5 Hồng Hà, P.9, Q. Phú Nhuận, TPHCM

Xem thông tin chi tiết >>>

Nguồn vốn cho bất động sản đang là vấn đề không chỉ doanh nghiệp mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Được coi là hướng để khơi thông nguồn vốn cho thị trường, nên ngay lập tức đề xuất này của lãnh đạo Bộ Xây dựng đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, việc thành lập một ngân hàng chuyên về bất động sản vào thời điểm này là chưa thích hợp và không phải là giải pháp cứu vốn cho thị trường.

“Nếu thành lập thì sẽ phải là lúc thị trường phát triển, nguồn vốn đóng góp vào ngân hàng sẽ được huy động từ nhiều phía. Và khi thị trường khó khăn như hiện nay, mới có thể đưa ra sử dụng được”, GS. Đặng Hùng Võ cho biết.

Cũng theo ông Võ, vấn đề lớn nhất hiện nay để thành lập một ngân hàng là tìm nguồn vốn ở đâu ra. Hiện các doanh nghiệp bất động sản đều đang rất khó khăn, thậm chí nhiều doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản.

“Tôi cho rằng đây không phải là giải pháp giải quyết khó khăn vốn hiện nay”, ông Võ nói.

Ông Phạm Thanh Hưng, Phó TGĐ của Tập đoàn Bất động sản Thế kỷ (Cen Group) thì lại đưa ra một thực tế là hiện nay mặc dù có rất nhiều ngân hàng chuyên ngành nhưng thực sự lại không hoạt động chuyên ngành.

Ví dụ như Ngân hàng Nông nghiệp không chỉ cho nông dân vay vốn mà cho vay nhiều lĩnh vực sản xuất khác, hay Ngân hàng Công thương (Vietcombank), ngân hàng xuất nhập khẩu (Eximbank),…đều không chỉ cho vay lĩnh vực của mình, mà hoạt động lẫn lộn nhau.

“Hiện bất động sản cũng đã có Ngân hàng phát triển nhà TP.HCM (HDBank), vậy có cần thiết phải thành lập riêng một ngân hàng chuyên về bất động sản?”, ông Hưng đặt câu hỏi.

Mặt khác, việc thành lập ngân hàng này có thực sự mang đến những ưu đãi cho doanh nghiệp trong ngành hay không khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước khi đưa ra các chính sách tiền tệ hay lãi suất thì đều áp dụng chung cho tất cả các ngân hàng, không phụ thuộc ngân hàng công thương, nông nghiệp hay bất động sản.

“Chính sách của Nhà nước hiện nay là đang tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, muốn gom các ngân hàng và không khuyến khích thành lập ngân hàng mới. Nên việc thành lập vào thời điểm này, liệu có thích hợp?”, ông Hưng nói.

Thời gian gần đây, việc dùng ngân hàng của chính mình trong các tập đoàn lớn, là nguyên nhân gây sự khủng hoảng và sự sụp đổ của các ngân hàng kinh tế. Các tập đoàn kinh tế hay có ngân hàng đứng đằng sau hậu thuẫn, vì là ngân hàng của “nhà” nên thủ tục cho vay dưới chuẩn vượt quá mức an toàn tín dụng và gây ra sự sụp đổ như vậy.

Nguyên tắc an toàn tín dụng là một trong những nguyên tắc mang tính bất biến, không kể người ngoài hay người nhà, đã rủi ro là rủi ro.

“Có tới 99,99% các vụ đổ vỡ tín dụng không phải là do lừa đảo, mà do mất thanh khoản. Một ngân hàng hoạt động khách quan, thì trước khi cho vay sẽ tìm hiểu kỹ đối tượng mình cho vay. Nhưng vì là ngân hàng “nhà” nên nhiều khi cứ giải ngân bừa đi”, ông Hưng nói.

Ngoài ra, nếu thành lập một ngân hàng chuyên về bất động sản mà nguồn vốn được huy động từ các cổ đông là các doanh nghiệp bất động sản thì sẽ rất phức tạp. Cụ thể, quyền lợi của các cổ đông sẽ thế nào và chi phối nhau. Cổ đông nào đóng nhiều vốn, chắc chắn sẽ hỗ trợ cho công ty của cổ đông đó nhiều nhất.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, việc thành lập ngân hàng chuyên về bất động sản mới chỉ là ý tưởng, và đang “thai nghén”. Vì vậy, hiệu quả cũng như hoạt động của ngân hàng này như thế nào, vẫn chưa thể có những đánh giá chính xác, cụ thể được.

Châu Anh

vtc

Các tin tức khác

>   "Vỡ mộng" đất nền, biệt thự ở Hà Nội (20/02/2012)

>   Bất động sản: Đổi chủ, buồn hay vui? (20/02/2012)

>   Khi DN bất động sản buộc phải… “thừa vốn” (20/02/2012)

>   Bất động sản trồi sụt tùy nơi (20/02/2012)

>   Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ xây căn hộ cho thuê (19/02/2012)

>   Vốn FDI đổ vào bất động sản năm nay sẽ tăng gấp 3 lần (19/02/2012)

>   Hà Nội: Nhiều khó khăn trong quỹ nhà tái định cư (19/02/2012)

>   Bất động sản: Ẩn số niềm tin (19/02/2012)

>   Đất nền giá 'mềm' khởi động sớm (19/02/2012)

>   Hết “chạy” chứng nhận kiến trúc xanh? (19/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật