Thứ Hai, 20/02/2012 10:24

HSBC dự báo lạm phát về một con số vào cuối năm 2012

Dự báo lãi suất giảm vào cuối quý 1/2012

(Vietstock) – Lạm phát của Việt Nam đang giảm dần và được dự báo về mức một con số vào cuối năm 2012, tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, mặc dù môi trường vĩ mô thuận lợi hơn nhưng tăng trưởng trong năm 2012 cũng sẽ chậm lại vì chi tiêu thận trọng và xuất khẩu giảm.

Đó là nội dung trong báo cáo kinh tế vĩ mô – triển vọng thị trường Việt Nam do HSBC vừa công bố.

* Tải tài liệu: HSBC - Báo cáo về Kinh tế Vĩ mô - Triển vọng thị trường Việt Nam

Các điều kiện kinh tế vĩ mô được cải thiện

Lạm phát dần suy giảm. Dự báo lãi suất giảm vào cuối quý 1/2012

Trong tháng 1/2012, chỉ số giá cả đã giảm còn 17.3% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi của tháng 12/2011 là 18.1%. Chỉ số lạm phát của tháng 1/2012 đánh dấu lần sụt giảm thứ năm liên tiếp so với thời điểm chạm đỉnh 23% vào tháng 8/2011 dựa trên mức so sánh cùng kỳ mỗi năm.

Dù lạm phát giảm nhưng HSBC cho rằng vẫn còn một vài rủi ro có nguy cơ cao, đặc biệt là khi giá điện có khả năng tăng và thuế nhập khẩu dầu đã tăng (từ 0% lên 4% trong tháng 12/2011).

HSBC dự báo tiêu dùng cá nhân sẽ giảm từ mức 4.3% trong năm 2011 xuống còn 4.2% trong năm 2012.

Với tỷ lệ lạm phát đang giảm, HSBC tin rằng NHNN có thể hạ lãi suất vào cuối quý 1/2012. Thực tế, NHNN đã bắt đầu chu kỳ nới lỏng với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho vài ngành kinh tế cụ thể.

Nhu cầu ngoài nước suy giảm

Xuất nhập khẩu của Việt Nam được dự báo suy giảm trong năm nay. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu ngoài nước giảm sút cùng với sự trì trệ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và suy thoái ở châu Âu, nhu cầu nhập khẩu trong nước chững lại. Giảm giá hàng hóa cũng làm giảm giá trị các ngành hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Theo đó, giá trị các mặt hàng xuất khẩu dự kiến giảm từ 34.2% trong năm 2011 xuống còn 24% trong năm 2012. Tương tự, giá trị hàng nhập khẩu có thể giảm từ 25.9% trong năm 2011 xuống còn 22% trong năm 2012.

Theo ước tính sơ bộ trong tháng 1/2012 của HSBC, thương mại Việt Nam đã suy giảm: thâm hụt cán cân thương mại dự kiến là 100 triệu USD trong năm 2012 (so với mức 876.7 triệu USD trong năm 2011). Trong tháng 1/2012, giá trị hợp đồng xuất khẩu ước tính giảm 11.1% so với cùng kỳ năm ngoái, còn nhập khẩu giảm 18.7%. 

Để cung cấp tín dụng cho xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp, điều vốn đã được thực hiện tốt trong năm 2011. Ngày 2/2/2012, NHNN đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) xuống còn 1/5 mức thông thường (3% cho đồng Việt Nam và 8% cho USD đối với kỳ hạn ngắn hơn một năm) cho năm tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn cao. Điều này cho thấy phần nào nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngành nông nghiệp và các vùng nông thôn, cũng như những ngành kinh tế chiến lược.

Đồng Việt Nam ổn định hơn

Trái ngược năm 2011 với đồng tiền suy giảm mạnh, lạm phát cao và việc Nhà nước áp dụng nhiều công cụ thắt chặt chính sách, HSBC tin rằng 2012 sẽ là một năm tương đối ổn định. Một số yếu tố góp phần tạo nên xu hướng này gồm: lạm phát tăng chậm, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô tốt hơn, vị thế thương mại và tài chính được cải thiện. Thâm hụt thương mại dự kiến ổn định ở mức 10.1 tỷ USD trong năm 2012 (so với 9.8 tỷ USD năm 2011), cân đối ngân sách của Chính phủ ước tính giảm xuống 3.8% trong năm 2012 từ mức 3.9% của năm 2011.

Điều đáng khích lệ cho chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2012 là Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã truyền tải thông điệp rõ ràng cùng hành động thiết thực.   Ông Bình tuyên bố đồng nội tệ sẽ không phá giá hơn 1% từ tháng 9/2011 đến hết năm 2011, và thực tế đã diễn ra như vậy. Ông cũng đề cập việc đồng Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực giảm giá, nhưng ông sẽ cố gắng để tránh mức trượt giá cao như đã xảy ra vào tháng 2/2011, khi đồng nội tệ giảm 8.5%. Đồng Việt Nam có thể giảm giá từ từ trong năm 2012. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nói nếu không có thêm bất cứ yếu tố tác động khách quan thì đồng Việt Nam có lẽ giảm giá khoảng 3% trên giá trị vào cuối năm 2012.

Tăng trưởng dự báo ở mức 5.7%

Theo HSBC, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 dù khá ấn tượng với 5.9%, nhưng vẫn còn thấp so với giai đoạn những năm sau năm 2000 (ngoại trừ tỷ lệ 5.3% của năm 2009 trong thời kỳ khủng hoảng tài chính).

Mặc dù nhận định tình hình đã khá khả quan hơn nhưng HSBC cho rằng đa số nhà đầu tư lẫn người dân Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng. Điều này dự báo nhu cầu nội địa và xuất khẩu sẽ giảm bớt trong năm 2012. Thậm chí dù được dự báo các mức lãi suất sẽ được điều chỉnh thả lỏng hơn trong năm 2012, người tiêu dùng và nhà đầu tư cũng không mặn mà trong việc tăng chi tiêu do họ đã điều chỉnh lại kỳ vọng của mình sau lạm phát cao năm ngoái. Theo đó, tăng trưởng được dự báo sẽ giảm từ mức 5.9% trong năm 2011 xuống còn 5.7% trong năm 2012.

Như vậy, mặc dù năm 2012 có vẻ mang đến một nền kinh tế vĩ mô ổn định hơn, các điều kiện kinh tế toàn cầu suy yếu cùng với tâm lý thận trọng, HSBC kết luận Việt Nam vẫn sẽ giữ tăng trưởng dưới mức trung bình trong dài hạn.

Dự báo chính của HSBC về Việt Nam

Nguồn: HSBC

Như Ý

Các tin tức khác

>   Bộ trưởng Bộ KH-ĐT: Chỉ đầu tư khi đủ vốn (20/02/2012)

>   Khi dân cày có thêm... casino! (20/02/2012)

>   Tái cấu trúc để hiệu quả hơn (19/02/2012)

>   Hà Nội điều chỉnh một số ưu đãi cho doanh nghiệp (19/02/2012)

>   3 công trình giao thông trọng điểm “đói” vốn (19/02/2012)

>   Đà Nẵng tập trung hút vốn đầu tư vào KCN công nghệ cao (18/02/2012)

>   Lượng nhiều, chất chưa tương xứng (18/02/2012)

>   80 tỷ USD đầu tư vào khu công nghiệp sau 2 thập kỷ (17/02/2012)

>   5 năm gia nhập WTO: Thành tựu và thách thức (17/02/2012)

>   Sớm triển khai khu liên hợp VSIP tại Quảng Ngãi (17/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật