Điểm mặt những DN có nguy cơ hủy niêm yết bắt buộc
(Vietstock) – Theo thống kê của Vietstock, có 4 doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc vì thua lỗ ba năm liên tục và 1 doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu âm. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp khác cũng nằm trong tình trạng đáng báo động do đã có 2 năm thua lỗ liên tiếp.
Theo quy định tại Nghị định 84/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Nghị định 14: “Chứng khoán bị hủy niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong ba năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính năm gần nhất trước thời điểm xem xét”.
4 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp
Đối với trường hợp đầu, thống kê của Vietstock cho thấy có 4 doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp, bao gồm VSP, VKP, BAS và MHC. Trong đó, VSP và MHC chỉ mới công bố BCTC công ty mẹ nên cần theo dõi thêm BCTC hợp nhất kiểm toán của 2 công ty này.
Cụ thể, công ty mẹ VSP năm 2011 lỗ kỷ lục 523.6 tỷ đồng. Trước đó, năm 2009 công ty đã lỗ “đậm” 359.6 tỷ đồng, còn năm 2010 âm 781 triệu đồng lợi nhuận sau thuế.
Kế đến là VKP khi lỗ ròng từ năm 2009 - 2011 lần lượt là 50 tỷ đồng, 35.7 tỷ đồng và 52.3 tỷ đồng. Do thua lỗ triền miên, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VKP tại ngày 31/12 âm hơn 138 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chưa tới 13 tỷ đồng. Mới đây, HOSE cho biết sẽ tiến hành hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu VKP nếu sau kiểm toán 2011, công ty này tiếp tục lỗ.
Ngoài ra, BAS và MHC cũng báo lỗ liên tiếp 3 năm nay.
Đồ thị giao dịch các cổ phiếu trên trong 3 năm qua:
VSP:
VKP:
BAS:
MHC:
6 doanh nghiệp thua lỗ 2 năm liên tiếp
FBT cũng thuộc diện cần lưu ý khi lỗ 2 năm liên tiếp 2009 và 2010 với tổng lỗ hai năm lên đến hơn 138 tỷ đồng, hiện tại FBT vẫn chưa công bố BCTC 2011. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2011 FBT ghi nhận mức lãi hơn 10 tỷ đồng.
5 công ty khác lỗ liên tiếp trong 2 năm 2010 và 2111, bao gồm BVS, SVS, VSG, TLC, VES.
Top các doanh nghiệp thuộc diện lưu ý vì lỗ 2 năm liên tiếp
1 doanh nghiệp lỗ lũy kế vượt VCSH
Trường hợp thứ 2 bị hủy niêm yết bắt buộc rơi vào mã cổ phiếu TRI. Theo đó, vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2011 của công ty phát sinh âm 20.5 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối âm 306.3 tỷ đồng.
HOSE cũng đã cảnh báo sẽ xem xét hủy niêm yết đối với TRI nếu BCTC kiểm toán 2011 vẫn có kết quả vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2011 là số âm.
Cổ phiếu TRI hiện tại đang giao dịch ở mức giá 1,800 đồng với khối lượng giao dịch cực thấp, bình quân là 105 cổ phiếu/phiên trong một tháng qua.
Đồ thị giao dịch của cổ phiếu TRI trong 3 năm qua
Bội Mẫn
|