Thứ Năm, 16/02/2012 06:55

Đầu tư lớn hạ tầng hàng không

Việc hợp nhất 3 tổng công ty cảng hàng không Bắc - Trung - Nam hiện tại thành Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam là để tập trung nguồn lực, thúc đẩy phát triển hạ tầng hàng không, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng vận chuyển hàng không hoạt động, thu hút các nhà đầu tư, du khách và thúc đẩy các ngành nghề kinh tế khác, trong đó có hàng không cùng phát triển.

Trao đổi với phóng viên Báo SGGP chiều 14-2, ông Lại Xuân Thanh, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam, cho biết: Việc hợp nhất 3 tổng công ty Bắc - Trung - Nam thành Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam là để tập trung nguồn lực, thúc đẩy hạ tầng hàng không phát triển, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách của các hãng vận chuyển hàng không.

Các cảng hàng không trải dọc theo 3 miền của đất nước, mỗi địa phương đều có vị trí, điều kiện thuận lợi riêng để phục vụ kinh doanh vận tải hàng không, đặc biệt, sự đầu tư đúng mức, đạt chuẩn theo các cấp do Tổ chức Hàng không thế giới (ICAO) quy định là rất cần thiết, nhằm nâng cao khả năng, chất lượng phục vụ hành khách, tạo điều kiện cho các hãng hàng không của Việt Nam và các nước khác mở đường bay đến các địa điểm kinh tế, văn hóa, du lịch…

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam có vốn điều lệ tại thời điểm hợp nhất là 14.693.445 tỷ đồng; có 21 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 7 công ty con và 2 công ty liên kết.

Việc đầu tư xây dựng nhà ga các sân bay, cơ sở dịch vụ (cung ứng dịch vụ mặt đất, vận chuyển hành khách, hàng hóa…) đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Chẳng hạn, để xây dựng sân bay Phú Quốc có quy mô 905ha, tổng vốn đầu tư trên 16.200 tỷ đồng.

Hiện nay các hạng mục chính như đường hạ - cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay (gồm ba gói thầu) và nhà ga hành khách đang được xây dựng. Sân bay này với mục tiêu xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển Phú Quốc thành điểm đến của du khách quốc tế.

Khó khăn của dự án là vốn cấp chậm, đường An Thới - Dương Đông vào sân bay cần 338 tỷ đồng nhưng đến nay mới bố trí 200 tỷ đồng. Do vậy tiến độ không thể nhanh được.

Ví dụ trên cho thấy, nếu dự án được tổ chức trong hệ thống Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn từ tổng công ty thì có thể sẽ khác. Hoặc như sân bay Đà Nẵng, với năng lực thi công có hạn, nếu không có sự hỗ trợ của Tổng công ty cảng hàng không thì sẽ còn chậm đưa vào sử dụng. Việc hỗ trợ cho các sân bay khu vực miền Nam, miền Trung là rất quan trọng, có tính quyết định thời cơ của các vùng miền trong phát triển kinh tế.

Sự phân chia năng lực của các cảng hàng không (miền Bắc, miền Trung và miền Nam) khiến cho việc phát triển hệ thống sân bay chậm lại. Chính vì vậy, sự ra đời của Tổng công ty cảng hàng không là để đáp ứng vấn đề trên.

Một vấn đề khác cũng cần được đề cập tới khi xây dựng Tổng công ty cảng hàng không là sự cần thiết tư vấn cho Chính phủ các dự án xây dựng sân bay ở các địa phương. Việc xây dựng quá nhiều sân bay đòi hỏi phải có mục tiêu rõ ràng và hiệu quả đầu tư của các sân bay.

Đầu tư dàn trải quá nhiều sân bay tại các địa phương làm giảm đi năng lực đón khách của các cảng trọng điểm của từng vùng miền, giảm vốn đầu tư tập trung cho các sân bay trọng điểm.

Cũng theo ông Lại Xuân Thanh, trong 3 tổng công ty cảng hiện nay, Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Trung xét về nguồn lực còn rất yếu kém (cả về vốn, về hạ tầng, năng lực, nhân lực, công nghệ và trang thiết bị…). Thế nhưng, khu vực miền Trung lại đang là khu vực trọng điểm rất cần đầu tư lớn về hạ tầng hàng không để thu hút các nhà đầu tư, thu hút du khách cũng như thúc đẩy các ngành kinh tế khác, trong đó có hàng không cùng phát triển.

Điển hình như tỉnh Khánh Hòa là địa danh du lịch hấp dẫn, rất nhiều hãng hàng không quốc tế rất muốn mở đường bay đến sân bay Cam Ranh. Để đáp ứng nhu cầu đó, Cảng Hàng không Cam Ranh cần phải được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, thế nhưng đơn vị quản lý Cảng Hàng không Cam Ranh là Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Trung lại không đủ năng lực.

Vì vậy, việc hợp nhất thành một tổng công ty sẽ tập trung được nguồn lực tốt, giúp cho việc đầu tư phát triển hạ tầng ở những vùng trọng yếu như miền Trung nói chung và Cam Ranh nói riêng thuận lợi, dễ dàng hơn…

Thu Tuyết  –  Thăng Long

Sài Gòn giải phóng

Các tin tức khác

>   Bình Dương cấp phép 6 dự án đầu tư nước ngoài (15/02/2012)

>   IFC hy vọng hợp tác sâu rộng tại Việt Nam (15/02/2012)

>   Vẫn lo giải ngân FDI (15/02/2012)

>   Nhà máy điện thiếu... dây truyền tải (15/02/2012)

>   Đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng (14/02/2012)

>   Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Dứt khoát thu hồi giấy phép các dự án không đạt yêu cầu (14/02/2012)

>   2 năm thành 1 tháng: Úm ba la, nhà thầu TQ hô biến (14/02/2012)

>   Tập đoàn Nhật Bản muốn đầu tư 10.000 tỷ đồng vào dự án hạ tầng tại Quảng Ninh (13/02/2012)

>   TS. Bùi Kiến Thành: Cần bơm vốn cho DN sản xuất lúc này (13/02/2012)

>   FDI tháng 1 thấp kỷ lục: Cảnh báo điểm nghẽn vốn và giải ngân (13/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật