Thứ Năm, 16/02/2012 12:05

Co hẹp đầu mối xuất khẩu điều

Sau gạo và cà phê, đến lượt các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng điều cũng đề nghị co hẹp đầu mối xuất khẩu điều để giữ uy tín trên thị trường.

Lắm mối, rối chất lượng

Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Chế biến - Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai cho hay, chất lượng điều xuất khẩu 2 năm gần đây có vấn đề, bởi có tới 296 đầu mối xuất khẩu. Có những đầu mối chỉ xuất khẩu được 100.000 USD/năm. Nhiều doanh nghiệp (DN) làm ăn chụp giật, dẫn đến nguy cơ mất thị trường.

Hạt điều Việt Nam từ lâu có tiếng trên thế giới và ngày càng chinh phục được nhiều thị trường khó tính. Đơn cử, từ năm 2010, Việt Nam đã “đẩy” Ấn Độ ra khỏi thị trường Australia. Tuy nhiên, năm 2011, Chủ tịch Hiệp hội Điều của Australia sang Việt Nam làm việc và cho biết, nước này có thể sẽ cấm một số DN điều Việt Nam xuất khẩu sang Australia vì chất chất lượng không đảm bảo.

Ông Nguyễn Thái Học bức xúc: “Hiệp hội Điều đã khuyến cáo chất lượng xuất khẩu với DN xuất khẩu điều Việt Nam. Tuy nhiên, do có tới 296 đầu mối, chúng tôi không kiểm soát hết được. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Nghị định về chế biến, xuất khẩu điều có điều kiện. Kim ngạch xuất khẩu điều mỗi năm chỉ 1,5 tỷ USD, mà có tới gần 300 DN tham gia. Nhiều DN ngoài ngành, không có cơ sở chế biến điều, nhưng đến thu gom điều của cơ sở chế biến nhỏ về xuất khẩu, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín của ngành”.

Được biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số quy định về tiêu chuẩn của cơ sở chế biến điều. Tuy nhiên, đến nay, nhiều tỉnh vẫn chưa thực hiện. Vì vậy, trong lúc đợi Chính phủ xem xét, chấp thuận về mặt chủ trương cho phép ra đời một nghị định về xuất khẩu điều có điều kiện, Hiệp hội Điều kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thực hiện đánh giá, rà soát các cơ sở chế biến điều để sàng lọc các cơ sở không đủ điều kiện.

Trước đề nghị của DN, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho hay, cách đây vài năm, Bộ này đã báo cáo với Chính phủ về định hướng sắp xếp lại các DN ngành hàng xuất khẩu chủ lực nhằm chấm dứt tình trạng lộn xộn, quá nhiều đầu mối gây tranh mua, tranh bán làm mất uy tín của ngành. Vì vậy, Bộ ủng hộ việc DN các ngành hàng, các hiệp hội tự sắp xếp lại. Còn việc có ban hành Nghị định kinh doanh xuất khẩu điều có điều kiện hay không, phải tiếp tục nghiên cứu.

Thiếu đơn hàng, thiếu vốn

Không chỉ có nguy cơ mất uy tín vì không kiểm soát được đầu mối, năm 2012 này, xuất khẩu điều cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu hợp đồng và thiếu vốn thu mua nguyên liệu.

Năm 2011, xuất khẩu điều đạt mức giá kỷ lục: bình quân trên 8.000 USD/tấn. Tuy nhiên, đầu năm 2012, giá xuất khẩu đã giảm 20%, chỉ còn 6.300 - 6.500 USD/tấn. Vì vậy, Hiệp hội Điều cho rằng, năm 2012, các DN phải nỗ lực phấn đấu mới đạt được kế hoạch mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra, là xuất khẩu 180.000 tấn nguyên liệu, 60.000 tấn vỏ điều, đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD.

Bên cạnh thiếu đơn hàng, khó khăn lớn của DN điều hiện nay là thiếu lao động, dẫn đến năng lực chế biến giảm, nguyên liệu tồn kho tăng trong khi hạn trả nợ ngân hàng đã cận kề, khiến nhiều DN lao đao.

Theo ông Nguyễn Thái Học, số nợ quá hạn ngân hàng của các DN điều đã lên đến 5.000 tỷ đồng, chủ yếu tại Agribank và VietinBank.

“Đề nghị bỏ xa mục tiêu phối hợp với Ngân hàng Nhà nước có chính sách tháo gỡ khó khăn cho DN điều bằng cách gia hạn 6 tháng với khoản nợ đến hạn phải trả năm 2011-2012 là 5.000 tỷ đồng”, ông Học đề xuất.

Ngoài giãn các khoản nợ đến hạn, các DN điều cũng đề nghị các ngân hàng bố trí đủ vốn với lãi suất hợp lý cho DN điều thu mua nguyên liệu điều cho vụ thu hoạch mới.

Trước những khó khăn của DN điều, bỏ xa mục tiêu khuyến cáo DN điều cảnh giác trước đòn “ép giá” của giới đầu cơ nước ngoài mỗi khi vụ thu hoạch mới sắp bắt đầu. Về vấn đề vốn, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết, sẽ bàn bạc với Ngân hàng Nhà nước để giãn nợ cho doanh nghiệp điều.

đầu tư

Các tin tức khác

>   Nhiều rau, quả xuất khẩu sang EU bị cảnh báo (16/02/2012)

>   Cao su xuất khẩu tăng giá vùn vụt (16/02/2012)

>   Đồng bằng sông Cửu Long - Mía đường “gặp hạn” (16/02/2012)

>   Biến động dữ dội sàn cà phê kỳ hạn (15/02/2012)

>   Ấn Độ hạ dự báo sản lượng cà phê (15/02/2012)

>   Chủ tịch Intimex: 1 tỉ USD và lời nói thật (15/02/2012)

>   Giao dịch cà phê cầm chừng, chờ lên giá (15/02/2012)

>   'Vật vã' tiêu thụ đường (15/02/2012)

>   Xuất khẩu lúa mì từ Australia dự kiến ở mức kỷ lục (15/02/2012)

>   Hiệp hội tiêu khuyến cáo doanh nghiệp cẩn thận (14/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật