Thứ Năm, 16/02/2012 09:13

Cao su xuất khẩu tăng giá vùn vụt

Sau mấy tháng ảm đạm, bước sang năm 2012, hoạt động xuất khẩu cao su đã nhộn nhịp trở lại.

Từ đầu năm đến nay, giá cao su đã tăng gần 30%. Từ chỗ giao dịch cao su gần như tê liệt trong quý 4/2011, sang năm 2012, giá cao su lại tăng vùn vụt. Trên sàn giao dịch Tokyo, giá cao su ngày 13/2 đã tăng tới 24% so với 30/12/2011. Tại Thái Lan, giá cao su tấm hun khói RSS3 giao ngay tăng 0,95 USD/kg trong tháng 1, từ mức 3,35 USD cuối năm 2011 lên 4,3 USD/kg trong ngày 31/1, mức tăng tương đương 28,3%.

Theo Tổ chức Nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), nhu cầu cao su cả thiên nhiên lẫn tổng hợp trên thế giới năm 2011 đạt 25,5 triệu tấn và sẽ tăng lên mức 27,5 triệu tấn trong năm 2012. Trong khi đó, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo mức tăng trưởng của ngành cao su tự nhiên năm 2012 sẽ tăng trong khoảng từ 2,8-3,8%, như vậy cung vẫn tăng chậm hơn cầu.

Nhận định đà tăng của giá cao su chưa thể dừng lại, thậm chí sẽ tăng với mức tương tự vào tháng 2 năm ngoái bởi mùa khô ở các nước sản xuất chủ lực làm giảm sản lượng mủ. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam đã nhộn nhịp trở lại. Hiện tại cửa khẩu Móng Cái, mỗi ngày có 600 - 1.000 tấn cao su được xuất đi.

Do thương nhân Trung Quốc mua vào với số lượng lớn nên giá cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng từ mức trên 20.000 NDT/tấn hồi trước Tết lên tới 23.000 NDT/tấn vào đầu tuần này. Thương lái Trung Quốc đang đổ xô qua biên giới để mua cao su.

Theo ANRPC, nhu cầu cao su thiên nhiên đang có dấu hiệu tăng mạnh từ thị trường Trung Quốc. Năm nay, Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ 3,61 triệu tấn cao su, tăng 3% so với năm ngoái. Giá cao su xuất khẩu sang các thị trường khác cũng đang tăng đều từ sau Tết đến nay.

Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA), giá cao su SVR 3L xuất khẩu ngày 3/1/2012 ở mức 3.270 USD/tấn, tăng lên mức 3.450 USD/tấn vào ngày 31/1/2012. Hiện giá cao su xuất khẩu đang ở mức trên 3.700 - 3.750 USD/tấn, tăng gần 500 USD/tấn so với tháng 1.

Tại thị trường trong nước, trước khi kỳ nghỉ Tết, giá cao su chỉ còn ở mức khoảng 68 triệu đồng/tấn. Nhiều công ty cao su lo ngay ngáy vì lượng cao su tồn kho khá lớn do tiêu thụ khó khăn, có công ty còn tồn tới 7.000 tấn cao su. Nhưng đến thời điểm này, trên sàn giao dịch SACOM-STE, cao su SVR 3L đã được giao dịch với giá 76,5 triệu đồng/tấn, tăng gần 10 triệu đồng/tấn so với cuối tháng 1.

Nhìn lại năm 2011, mặc dù trải qua quý 4 ảm đạm, nhưng ngành cao su Việt Nam đã có một năm thắng lớn về giá bán và kim ngạch xuất khẩu. Kể từ khi lần đầu tiên đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào năm 2006 và luôn duy trì ở mức trên dưới 1 tỷ USD cho đến năm 2009.

Năm 2010 cao su tăng trưởng đột biến, cả nước xuất khẩu 760.000 tấn cao su và lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt mốc 2 tỉ USD, đạt 2,3 tỉ USD). Năm 2011 xuất khẩu 780.000 tấn, nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng vọt lên đến 3,2 tỷ USD.

Với kết quả đó, xuất khẩu cao su xếp vị trí thứ 2 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, sau gạo. Theo dự báo trước đó của Hiệp hội Cao su Việt Nam, mức giá trị này có thể sẽ đạt tới 3,7 tỷ USD, nếu giá xuất khẩu cao su không giảm sâu trong những tháng cuối năm 2011.

Do thị trường cao su đã có những dấu hiệu xấu trong những tháng cuối năm 2011, vì vậy sang năm 2012, ngành cao su đã đề ra nhiều giải pháp để giữ giá cao su. Trong trường hợp giá giảm sâu thêm, sẽ điều tiết sản lượng khai thác theo hướng giảm trong năm 2012 để tác động giữ giá bán.

Chú trọng thị trường nội địa khi thị trường thế giới biến động cũng là một trong những giải pháp được đề ra. Trong năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cam kết sẵn sàng ký kết các hợp đồng bán cao su nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cao su công nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất cũng như các doanh nghiệp khác trong nước.

VRG đã ký một biên bản thoả thuận với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM), trong năm 2012 VRG sẽ cung ứng cho VINACHEM khoảng 28.500 tấn cao su các loại.

Thoả thuận nói trên nằm trong kế hoạch tăng cường tiêu thụ nội địa của VRG, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu cao su năm nay được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn. VRA dự báo sản lượng xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam năm 2012 sẽ không cao hơn đáng kể so năm 2011, vào khoảng 800.000 tấn.

Việt Nam sẽ vẫn xếp thứ 5 thế giới về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu, với thị phần khoảng 10% trên thế giới.

Chu Khôi

tbktvn

Các tin tức khác

>   Đồng bằng sông Cửu Long - Mía đường “gặp hạn” (16/02/2012)

>   Biến động dữ dội sàn cà phê kỳ hạn (15/02/2012)

>   Ấn Độ hạ dự báo sản lượng cà phê (15/02/2012)

>   Chủ tịch Intimex: 1 tỉ USD và lời nói thật (15/02/2012)

>   Giao dịch cà phê cầm chừng, chờ lên giá (15/02/2012)

>   'Vật vã' tiêu thụ đường (15/02/2012)

>   Xuất khẩu lúa mì từ Australia dự kiến ở mức kỷ lục (15/02/2012)

>   Hiệp hội tiêu khuyến cáo doanh nghiệp cẩn thận (14/02/2012)

>   Đồng bằng sông Cửu Long xuất 290.000 tấn gạo (14/02/2012)

>   Khách hàng quốc tế chờ đợi Việt Nam thu hoạch hồ tiêu (14/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật