Chủ Nhật, 12/02/2012 21:34

Ai bảo vệ tiền của nhà đầu tư ở công ty chứng khoán?

Câu chuyện tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi tài khoản của công ty chứng khoán đã được đặt ra từ vài năm nay và là chủ đề được bàn thảo rất nhiều. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa công ty chứng khoán nào làm điều này. Và tình trạng một số công ty chứng khoán mất thanh khoản gần đây đã đặt ra câu hỏi ai sẽ bảo vệ tiền của nhà đầu tư một khi công ty chứng khoán vỡ nợ?

Cách đây 3 năm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) từng có kế hoạch đưa tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi công ty chứng khoán (CTCK) để nhà đầu tư mở tài khoản trực tiếp tại hệ thống ngân hàng thương mại nhằm bảo vệ tuyệt đối tiền của nhà đầu tư đồng thời ngăn chặn việc chiếm dụng sử dụng không an toàn tiền gửi của nhà đầu tư nhưng kế hoạch này không được thực hiện do sự “vận động" của nhiều công ty chứng khoán. Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cũng đã nhiều lần kiến nghị phải tách bạch tài khỏan nhưng chưa được thực hiện. Tuy nhiên trên thực tế cũng đã có khoảng gần 10% công ty chứng khoán tự nguyện thực hiện việc tách bạch tài khoản.

Trong thời gian gần đây, đã có tình trạng một số công ty chứng khoán mất khả năng thanh toán trong một số giao dịch thanh toán (không thanh toán đủ tiền mua chứng khoán cho khách hàng) và bị Trung tâm lưu ký chứng khoán nhắc nhở công khai. Điển hình như công ty chứng khoán SME và công ty chứng khoán Tràng An (TAS).

Điều đáng nói là có nhiều trường hợp mất khả năng thanh toán nghiêm trọng (chỉ thiếu hơn 1 tỷ mà công ty chứng khoán không có khả năng thanh toán cho Trung tâm lưu ký), trong khi vốn pháp định cho hoạt động môi giới chứng khoán là 25 tỷ đồng?

Trong mấy năm qua, đã xuất hiện  tình trạng nhiều nhân viên công ty chứng khoán, thậm chí là chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty chứng khoán đã chiếm dụng vốn của nhà đầu tư, của ngân hàng thương mại; Đã có ngân hàng mất hàng trăm tỷ đồng do Chủ tịch HĐQT công ty chứng khoán lừa đảo chiếm dụng rồi bỏ trốn ; Tình hình này đang đe dọa đến khả năng mất tiền của nhà đầu tư trong khi UBCKNN vẫn chưa có biện pháp khả thi nào ngăn chặn.

Bên cạnh đó, đã có rất nhiều trường hợp nhân viên ngân hàng lấy cắp tiền của người gửi tiết kiệm, tình trạng này càng gia tăng về giá trị tiền ăn cắp, tiền  lừa đảo, tuy nhiên người gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng được an tâm tuyệt đối vì nhà nước có chính sách bảo đảm tiền gửi khi ngân hàng bị thua lỗ phá sản, còn trong lĩnh vực chứng khoán, chưa có chính sách để bảo đảm tuyệt đối tiền gửi của nhà đầu tư trong trường hợp công ty chứng khoán bị giải thể, phá sản  hay bị mất  khả năng thanh toán.

VAFI đặt ra câu hỏi, nếu để xảy ra tình trạng nhà đầu tư bị công ty chứng khoán hay nhân viên CTCK lừa đảo chiếm đoạt tiền gửi thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm đền bù tài sản cho nhà đầu tư ? Thực sự không một  ai tham gia thị trường chứng khoán bảo đảm được điều này và khi không bảo đảm được thì cần phải ra qui định yêu cầu công ty chứng khoán không được giữ tiền của nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để giao dịch chứng khoán.

Về tính khả thi của giải pháp này, VAFI cho biết đã nghiên cứu khảo sát và thấy rằng hầu hết các công ty chứng khoán đáp ứng được qui định này một cách dễ dàng, một vài công ty không đáp ứng được điều kiện do họ không hội đủ số vốn pháp định và đương nhiên là cần bị loại bỏ chức năng môi giới chứng khoán .   

Các công ty chứng khoán cần nhận thức rằng từ bỏ lợi ích nhỏ từ việc tách bạch tài khoản là để có những lợi ích lớn hơn như loại bỏ được một số công ty chứng khoán yếu kém, đồng thời lấy lại lòng tin cho nhà đầu tư (ở mức độ lớn hơn) vào hệ thống công ty chứng khoán.

Hoàng Yến

Vnmedia

Các tin tức khác

>   13/02: Bản tin đầu tuần (13/02/2012)

>   Gửi tiết kiệm: Kênh đầu tư “nằm ngủ vẫn sinh lời” (12/02/2012)

>   Tín hiệu thị trường nhìn từ cổ phiếu... “lởm” (11/02/2012)

>   Khấp khởi chờ tín hiệu mới (11/02/2012)

>   Nhiều khúc mắc trong triển khai T+2 (11/02/2012)

>   Nhân tố quyết định xu hướng thị trường năm Nhâm Thìn (12/02/2012)

>   Dòng tiền nội vào cuộc đua giá (10/02/2012)

>   Broker với trăm nẻo mưu sinh (10/02/2012)

>   Thu hồi Giấy chứng nhận Thành viên lưu ký của SME (10/02/2012)

>   10/02: Bản tin 20 giờ qua (10/02/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật