Thứ Tư, 11/01/2012 18:06

“Vinashin là thất bại, bài học lớn trong công tác quản lý"

Trong phần khai mạc hội nghị Kinh tế đối ngoại Việt Nam lần thứ 3 sáng 11.1 tại Hà Nội, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định cộng đồng các doanh nghiệp nước ngoài có vai trò không kém phần quan trọng, cùng với nội lực của Việt Nam. Ông cũng nhắc lại nhiều lần sự cam kết của Chính phủ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường để các doanh nghiệp có thể hoạt động, có thể dự báo được.

Phó Thủ tướng nói: “Chúng tôi không chủ quan với các khó khăn trước mắt, không đánh giá thấp các rủi ro, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động và khó dự báo như hiện nay. Nhưng chúng tôi lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế của mình, từ giải quyết khủng hoảng trong thời gian vừa qua chúng tôi rút ra kinh nghiệm là mỗi quốc gia phải liên tục đổi mới, phấn đấu sử dụng sáng tạo mọi hiệu quả nguồn lực của mình và tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi và công bằng cho các doanh nghiệp”.

Từ đó, Việt Nam xác định 2012 là bản lề cho thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế với 3 khâu đột phá quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tài chính ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp - trong đó trọng tâm là doanh nghiệp Nhà nước.

Đáng chú ý, trong phần thảo luận với các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng đã nhìn nhận, Vinashin là một bài học lớn, là thất bại trong quản lý. Doanh nghiệp nào không quản trị tốt và quản lý rủi ro tốt thì chịu thất bại lớn.

Đặc biệt, trước câu hỏi về quyền lực lớn của doanh nghiệp Nhà nước, có mối liên hệ với cơ quan Chính phủ, làm sao hạn chế lợi ích, Phó Thủ tướng thẳng thắn nói: “Nó liên quan đến thói quen và tư duy từ nền kinh tế tập trung. Mỗi lần Chính phủ, bộ ngành giải quyết vấn đề gì đấy đều tự tin hơn khi thấy giải quyết vấn đề ở DNNN, vì tiền nhà nước không đi đâu mà thiệt. Nhưng việc này cũng đã thay đổi dần, vấn đề là đang đối xử với những con người làm việc cụ thể, quá trình này cần có thời gian. Vai trò người đứng đầu hết sức quan trọng.

Về tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam đã giảm từ 12.000 xuống hơn 1.000 doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2011, và sẽ đưa sẽ đưa xuống còn 650 vào 2015 và tiếp tục cho đến 2020. Việc cổ phần hóa có chậm là do còn có những ý kiến khác nhau. Kinh tế không phát triển được nếu DN, trong đó DNNN, không nâng cao năng lực cạnh tranh. DN Việt Nam tính cạnh tranh còn thấp, đó là điều hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới".

Việt Anh (ghi)

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Kiểm soát dự án đầu tư ra nước ngoài (11/01/2012)

>   Đầu tư và để dành (11/01/2012)

>   Muốn “chết” cũng phải xin phép (11/01/2012)

>   Thách thức “hội nhập 4.0” (10/01/2012)

>   Nguyên nhân nào của vòng xoáy lạm phát cao? (10/01/2012)

>   Nam Định rút giấy phép đầu tư 22 dự án chậm tiến độ (10/01/2012)

>   2012, CPI có thể kiểm soát ở mức 8-9% (10/01/2012)

>   3 kịch bản tăng GDP năm 2012 (09/01/2012)

>   Lạm phát 2012 “cứ đắp chiếu ngủ, không làm gì cũng xuống” (09/01/2012)

>   Người từng tư vấn kinh tế cho QH Mỹ nói về tái cấu trúc ở Việt Nam (09/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật