Tôm xuất khẩu còn nhiều rủi ro
Nuôi tôm theo quán tính, chủ trương không nhất quán, doanh nghiệp “có xác không hồn” làm ảnh hưởng đến ngành tôm xuất khẩu.
“Năm 2011 là năm có vẻ như đầy thắng lợi của ngành thủy sản Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thủy sản lên đến gần 5 tỉ USD, nông dân được bán tôm với giá cao nhất từ trước đến nay. Nhưng nói thật là chúng tôi rất lo lắng trong năm mới. Con tôm Việt Nam đang rất bấp bênh, không thể đoán trước được gì trong tương lai”. Trong câu chuyện đầu năm, ông
Được mùa nào hay mùa nấy
. Nói vậy có quá bi quan, thưa ông?
+ Hoàn toàn có đủ cơ sở để phản biện lại tình hình có vẻ như lên ngôi của con tôm Việt Nam trong năm qua. Bề nổi thì tôm được giá, nông dân có tăng thu nhập nhưng bên trong của nó là một cơn bão của làng xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Hàng loạt công ty bị phá sản hoặc bên bờ vực phá sản. Con tôm của chúng ta chưa có một thế đứng vững chắc như các nước khác.
. Ông có thể nói cụ thể hơn về tình hình đáng quan ngại đó?
+ Chẳng hạn như công ty chúng tôi, sự sinh sau đẻ muộn của chúng tôi có những lợi thế là: đầu tư được công nghệ tiên tiến nhất; đúc kết được những kinh nghiệm của các anh chị đi trước; né những vết xe đổ trong làng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở quá khứ. Chúng tôi thấy rõ nguồn nguyên liệu sạch và ổn định là yếu tố sống còn của mình. Từ đó, chúng tôi lập công ty trên cơ sở hợp tác với nông dân, tạo một quy trình khép kín từ nuôi tôm đến xuất khẩu. Vào những tháng chính vụ tôm, chúng tôi đã chủ động được 80% nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Thế nhưng nói thật là chúng tôi vẫn chưa thấy an tâm, bởi còn đó quá nhiều yếu tố rủi ro.
Thứ nhất, vào những tháng trái vụ, chúng tôi bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu, phải mua một số lượng lớn bên ngoài. Nguồn nguyên liệu bên ngoài rất phức tạp, thừa bẩn thiếu sạch, giá cả quá cao. Tôm nguyên liệu Việt Nam đang có mặt bằng giá cả cao hơn các nước khác. Chẳng hạn tôm thẻ chân trắng của ta cao hơn Thái Lan đến 1 USD/kg.
Thứ hai, ngay nguồn nguyên liệu mà chúng tôi tự chủ nuôi trồng hiện nay cũng chưa đảm bảo 100% là ổn định, là chất lượng. Bởi nền tảng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi tôm Việt Nam gần như chưa có gì so với các nước bạn.
Thứ ba, việc điều hành kinh tế của Nhà nước đang có những bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến con tôm Việt Nam. Chẳng hạn chuyện đưa tôm thẻ chân trắng vào Việt Nam, bộ này nói “no problem” (không vấn đề gì), bộ kia bảo “phải ngưng”. Vậy doanh nghiệp biết đi đường nào. Có dám phát triển quy mô không?
. Trong ba yếu tố trên, ông lo ngại nhất là yếu tố nào?
+ Đó là vấn đề hạn chế về kiến thức nuôi trồng mà tôi vừa nói là “nền tảng kết cấu…”. Chúng ta không có một trung tâm nghiên cứu tầm cỡ, đủ sức đảm nhiệm việc cung cấp giống nuôi sạch và hướng dẫn kỹ thuật nuôi an toàn nhất cho nông dân. Điểm yếu này đe dọa sẽ sinh ra một nguồn nguyên liệu thiếu và kém chất lượng trong tương lai. Ở mặt hàng tôm thẻ chân trắng, tôi đang lo ngại là trong vài năm tới nó sẽ rớt giá thê thảm bởi chất lượng đi xuống, cũng do kỹ thuật nuôi chưa đủ tầm.
Ở Thái Lan đã từng xảy ra chuyện con tôm thẻ chân trắng bị sa sút về chất lượng, người ta phải nghiên cứu lại một quy trình sản xuất giống và nuôi trồng mới để cải thiện tình hình. Và họ đã thành công, đang phát huy mặt hàng này rất mạnh.
Ở nước ta, con tôm thẻ chân trắng rất có tiềm năng phát triển nhưng chúng ta đang thiếu kỹ thuật trong cả sản xuất giống và nuôi trồng. Chúng tôi từng đề nghị có một trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản đủ tầm để giúp chúng tôi giải tỏa những nỗi lo nhưng vẫn chưa được đáp ứng. Thậm chí chúng tôi từng lên tiếng hỗ trợ đầu tư thành lập trung tâm này nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh.
“Tự bơi” là chính
Ông có nói về sự yếu kém kết cấu hạ tầng cơ sở. Theo ông thì chúng ta phải làm gì?
+ Tôi từng tham quan cách nuôi tôm ở Malaysia và tôi nghĩ chúng ta cần phải học tập ở họ. Họ có hệ thống thủy lợi đảm bảo nước cho việc nuôi trồng thủy sản rất sạch. Họ không như chúng ta: Xả thải và lấy nước nuôi tôm cùng một dòng sông! Ở Malaysia, chính quyền thực hiện nghiêm khắc quy hoạch nuôi trồng, xử phạt rất nghiêm những người vi phạm quy hoạch. Tất nhiên để làm được việc đó thì chính quyền đã có trong tay vốn kiến thức vững chắc về khoa học nuôi trồng. Họ phải hiểu biết vững chắc, ít nhất là cao hơn sự hiểu biết của nông dân. . Về mặt điều hành tầm vĩ mô, dường như ông cũng rất tâm tư? + Chúng tôi gặp rắc rối trong những lúc trái vụ tôm, khi nguồn nguyên liệu tự chủ của mình bị giảm sút. Với một nguồn nguyên liệu giá cả cao, chất lượng chưa đảm bảo, giới doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản rất đau đầu. Không còn cách nào khác là chúng tôi phải lặn lội đến tận ao tôm của nông dân mua nguyên liệu nhằm né tôm tạp chất. Việc làm này khiến chúng tôi mất thêm chi phí, giá thành sản phẩm đội lên.
Khó khăn đó, tôi cũng xin nói thẳng là do sự thiếu quan tâm, sự điều hành một số chủ trương lợi bất cập hại của Nhà nước. Nhà nước đang quan tâm nhiều ở các lĩnh vực đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng hạ tầng giao thông mà thiếu quan tâm lĩnh vực thủy hải sản. Biểu hiện rõ là phần hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học còn rất yếu kém, nhiều bất cập, người nuôi tôm vẫn tự bơi là chính.
Ở chính sách tiền tệ, cụ thể là chủ trương tăng trưởng tín dụng cao, Nhà nước đã vô tình đẻ ra hàng loạt công ty với quá nhiều khuyết tật. Trong lĩnh vực chúng tôi, có nhiều công ty có xác mà không hồn. Vốn hoạt động của họ chủ yếu là tiền vay. Với lãi suất cao như năm qua, họ hoạt động không hiệu quả nhưng họ không thể dừng lại vì ngân hàng sẽ xiết nợ. Chúng tôi từng đụng đầu với một số công ty như vậy trong quá trình thu mua nguyên liệu tôm. Và chúng tôi luôn thua họ về giá mua nguyên liệu. Bởi vì họ đang mua tôm không vì mục đích lợi nhuận mà là vì để ngân hàng chậm lôi họ ra tòa. Cứ đà này thì ngành thủy sản sẽ về đâu?
. Xin cảm ơn ông.
Thiệt hại kỷ lục
Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản), tính từ đầu năm đến giữa tháng 12-2012, cả nước có 81.782 ha nuôi tôm bị thiệt hại, bằng 294% so cùng kỳ năm 2010, trong đó tôm sú là 78.849 ha và tôm thẻ chân trắng là 2.933 ha. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm chết hàng loạt: quản lý môi trường chưa tốt, quy trình nuôi tôm bị phá vỡ, có nơi người dân nuôi tôm sú mật độ quá cao và hệ quả là môi trường nhiễm độc nặng…
… Và lại phải chờ hỗ trợ!
Nguyên nhân gây bệnh trong nuôi tôm hiện chưa có thuốc đặc trị. Như vậy rất cần Bộ NN&PTNT hỗ trợ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách khắc phục, xử lý về con giống và môi trường. Bởi khi xử lý môi trường, cải tạo ao, xử lý ao… cần mua thuốc thú y thủy sản lại thật giả lẫn lộn thì nông dân làm sao biết? Đó là mấu chốt dẫn đến thiệt hại.
Ông Võ Hồng Ngoãn, chủ trang trại nuôi tôm ở Bạc Liêu, theo Tạp chí Con Tôm số 02/2011 |
Trần Vũ
Pháp luật TPHCM
|