Thứ Bảy, 14/01/2012 09:16

Hungary làm nóng nợ công châu Âu

Ngày 13-1, Hungary đã tiến hành các cuộc hội đàm với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) tại Washington (Mỹ) về mức độ cấp bách của gói cứu trợ kinh tế mới đối với nước này. Nỗi lo kinh tế tại châu Âu lại nhen nhóm trong những ngày đầu của năm mới.

* S&P hạ bậc tín nhiệm 9 nước Eurozone trong thứ 6 ngày 13

Không giảm thâm hụt, không có tiền

Theo AFP, Bộ trưởng Phát triển quốc gia Hungary, ông Tamas Fellegi, đã đề xuất với Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, khoản vay trị giá từ 15-20 tỷ EUR. Trong cuộc gặp, ông Fellegi nhấn mạnh Hungary cần sự hỗ trợ của IMF và EU để tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.

Về phía IMF, bà Lagarde chỉ rõ IMF muốn thấy những bước đi cụ thể thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Hungary từ cải cách các chính sách liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Trước đó, ông Olli Rehn, Ủy viên hội đồng các vấn đề về kinh tế và tiền tệ của EU, cảnh báo Hungary sẽ không được nhận sự trợ giúp từ EU nếu không có các biện pháp mạnh hơn nữa nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách, giải quyết nợ công.

EU và IMF đã ngừng đối thoại với Budapest cuối tháng trước về khoản vay tín dụng mới, sau khi chính quyền Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho thông qua Hiến pháp mới gây lo lắng cho các nhà tài trợ, trong đó có hạn chế tính độc lập của Ngân hàng Trung ương. Các nhà kinh tế dự báo nền kinh tế Hungary sẽ suy thoái trong năm 2012.

Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Hungary, nợ công Hungary đã lên tới gần 73 tỷ EUR, tương đương 82% GDP.

Người dân Hungary biểu tình ngày 2-1 sau khi Chính phủ nước này thông qua hiến pháp mới.

Kể từ khi ông Orban lên nhậm chức hồi giữa năm 2010, với những lời hứa về tạo công ăn việc làm và đánh thuế thấp, tỷ lệ ủng hộ đối với ông Orban khi đó là 68%. 18 tháng trôi qua, tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Hungary giờ chỉ còn 31%. Theo kết quả khảo sát của trung tâm thăm dò ý kiến Median (Hungary), tỷ lệ ủng hộ đảng trung hữu Fidesz cầm quyền năm trước là 52% thì năm nay tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 26%.

Thoi thóp chờ

Những tháng sắp tới sẽ đóng vai trò then chốt trong việc quyết định xem liệu các nhà lãnh đạo châu Âu có thể cùng nhau duy trì được đồng tiền chung đang ngày càng suy yếu của khối hay sẽ phải đối mặt với một loạt trở ngại về tài chính, kinh tế, chính trị.

Tại Hy Lạp, Chính phủ đang phải chạy đua với thời gian để đạt được một thỏa thuận hoán đổi trái phiếu với các ngân hàng, vốn đóng vai trò then chốt đối với một gói cứu trợ mới trị giá 130 tỷ EUR của EU và IMF. Nếu không có gói cứu trợ này, Athens sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ vào tháng 3-2012.

Việc cả Hy Lạp và Pháp sẽ tiến hành bầu cử trong những tháng tới có thể sẽ làm phức tạp quá trình ra quyết sách ở cấp độ quốc gia ở 2 nước chủ chốt này, đồng thời khiến khu vực đồng euro nói chung khó có thể hành động mau lẹ trong bối cảnh sức ép tăng cao đòi thông qua các thỏa thuận được đưa ra tại hội nghị thượng định của EU hồi tháng 12-2011.

Cuộc bầu cử tại Hy Lạp, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3 tới, chưa chắc sẽ chọn ra được một đảng chiến thắng tuyệt đối. Điều này đồng nghĩa với việc các cuộc đàm phán về liên minh có thể sẽ kéo dài và tình trạng bất ổn sẽ vẫn tiếp diễn.

Còn tại Pháp, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy rất có khả năng Tổng thống Nicolas Sarkozy sẽ bị Francois Hollande - đối thủ thuộc đảng Xã hội - chiếm mất ghế. Các quan chức chính phủ ở Berlin nói rằng hiện giờ họ rất lo lắng về sự chấm dứt mối quan hệ của cặp đôi “Merkozy”, mối quan hệ quan trọng nhất tại khu vực châu Âu.

Đỗ Văn (tổng hợp)

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   S&P hạ bậc tín nhiệm 9 nước Eurozone vào thứ Sáu ngày 13 (14/01/2012)

>   Chênh lệch thu nhập: rủi ro lớn nhất trên toàn cầu (13/01/2012)

>   ECB, BoE giữ nguyên lãi suất ở các mức thấp kỷ lục (13/01/2012)

>   Dự trữ ngoại hối Trung Quốc giảm lần đầu tiên từ khủng hoảng tài chính châu Á (13/01/2012)

>   ECB: Các nước Eurozone đạt tiến bộ về ngân sách (13/01/2012)

>   Kinh tế Mỹ Latinh tiếp tục tăng trưởng trong 2011 (12/01/2012)

>   “Nga vươn lên thứ ba thế giới về tăng trưởng GDP” (12/01/2012)

>   Fitch Ratings: Ý là rủi ro lớn nhất đối với eurozone (12/01/2012)

>   EU đe dọa sẽ cắt viện trợ và khởi kiện Hungary (12/01/2012)

>   Đàm phán gói cứu trợ hai cho Hy Lạp gặp trở ngại (12/01/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật